Áp dụng phương pháp mô hình mô phỏng trong dạy học ngành kỹ thuật điện

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp mô hình mô phỏng trong đào tạo chuyên ngành kỹ thuật điện (Trang 48 - 49)

- Điều khiển giờ học:

1.2.4. Áp dụng phương pháp mô hình mô phỏng trong dạy học ngành kỹ thuật điện

1.2.4.1. Cơ sở lý luận

Lý luận về nhận thức coi trực quan là xuất phát điểm của nhận thức, như

Lênin đã nói: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu

tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận

thức thực tại khách quan”.

Theo thuyết nhận thức duy vật biện chứng, quá trình nhận thức bao gồm ba

giai đoạn kế tiếp nhau: Nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính và tái sinh cái cụ thể

trong tư duy. Trong quá trình dạy học, việc sử dụng các phương tiện trực quan

chính là tái tạo ra quá trình nhận thức cảm tính nảy sinh, do kết quả của các tác động trực tiếp của sự vật hiện tượng lên các giác quan của con người, giúp người học quan sát và thu nhận thông tin về những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ của sự vật.

Những nghiên cứu về tâm sinh lý trong dạy học đã chỉ ra rằng mỗi giác quan

của con người có khả năng tiếp nhận một khối lượng thông tin rất khác nhau trong

cùng một thời gian. Nghệ thuật của người dạy là phải kết hợp sử dụng hợp lý khả

năng truyền đạt thông tin theo các đường tiếp nhận khác nhau để ghi lại dấu ấn sâu

48

Nội dung đào tạo ngành kỹ thuật điện là hệ thống những kiến thức, kỹ năng,

kỹ xảo ngành điện; là sự phản ánh tổng hợp các nguyên lý khoa học, quy trình kỹ

thuật của nghề nghiệp thuộc lĩnh vực điện; phản ánh một cách khái quát những kinh nghiệm thực tiễn trong việc thực hiện các quy trình công nghệ của các quá trình sản xuất trong nghề; là sự tích luỹ có chọn lọc từ những nguồn kinh nghiệm trong lĩnh

vực điện qua nhiều thế hệ. Kiến thức ngành kỹ thuật điện mang tính trừu tượng, cụ

thể, thực tiễn, phổ biến, phong phú, đa dạng, phức tạp, khoa học, công nghệ, hiện đại và tự động hoá cao. Trong quá trình học tập, ngoài những kiến thức lý thuyết được trang bị trên lớp, người học còn được làm thí nghiệm, thực hành, thực tế tại

các xưởng sản xuất. Đối với các trường cao đẳng, trung học và chuyên nghiệp dạy

nghề, dạy học thực hành chiếm thời gian tương đối nhiều, khoảng 30% - 60%. Dạy học thực hành trang bị cho người học hệ thống những thao tác nghề nghiệp (sửa chữa, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng v.v.) từ cơ bản nhất đến phức tạp, từ đó dần hình thành các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cần thiết nhất cho người học. Dạy học thực hành là một phương thức đào tạo bằng cách lặp đi lặp lại nhiều nhiều lần. Trong quá trình giảng dạy, người dạy phải làm mẫu, luyện tập, huấn luyện thường

xuyên cho người học và dần hình thành cho người học một phương pháp tư duy,

hành động để giải quyết các bài toán, tình huống kỹ thuật.

Để một giờ học lý thuyết và thực hành đạt hiệu quả cao, người dạy phải biết kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy với nhau. Trong đó dạy học kết hợp với mô hình mô phỏng là một phương pháp cho hiệu quả rất tốt, đặc biệt là trong dạy thực hành thực tập ngành điện. Trong giai đoạn hiện nay, phương pháp dạy học sử dụng mô hình mô phỏng được rất nhiều giáo viên kỹ thuật sử dụng trong giảng dạy và nó

đãđáp ứng tốt được những yêu cầu đào tạo kỹnăng của ngành điện.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp mô hình mô phỏng trong đào tạo chuyên ngành kỹ thuật điện (Trang 48 - 49)