- Điều khiển giờ học:
1.3.3.2. Đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên luôn là yếu tố quyết định nhất hiệu quả của công tác đào
tạo, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về những mặt sau:
Về trình độ tin học:Đa số các giáo viên mới chỉ sử dụng các chức năng cơ bản của máy tính cho việc giảng dạy của mình. Các giáo viên chưa đủtrình độđể tự xây dựng và phát triển các phần mềm dạy học. Do đó, khi ứng dụng công nghệ mô phỏng và trong giảng dạy, cần phải có những nhà chuyên nghiệp cung cấp các phần mềm mô phỏng. Giáo viên khi đó sẽ chỉ là những người ra đề bài cho việc thiết kế bài giảng trên máy tính, nghiên cứu các nội dung cần tích hợp vào phần mềm và sử dụng thành thạo các phần mềm được cung cấp.
Trình độ tin học của giáo viên dạy nghề:
Trình độ Tỷ lệ
Trên đại học chuyên tin 0,6%
Cao đẳng và đại học chuyên tin 3,7%
Trung học và chuyên nghiệp chuyên tin 1,2%
Giáo viên đã học tin học chuyên cao 11,3%
Giáo viên đã học tin học cơ bản 52,9%
Giáo viên chưa qua tin học 22,6%
(Nguồn: Điều tra phục vụ đánh giá giáo dục - Tổng cục dạy nghề)
Về trình độ ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữcủa giáo viên dạy kỹ thuật cũng là
một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng áp dụng mô hình mô phỏng trong
giảng dạy. Theo kết quả điều tra của Tổng cục dạy nghề, có khoảng 63% giáo viên biết ít nhất một ngoại ngữ, 31% có trình độ A. Với trình độ này, giáo viên chỉ có
khảnăng thực hiện những giao tiếp thông thường, khảnăng tra khảo, nghiên cứu và
60
đại học nhưng lại tập trung giảng dạy các ngành ngoại ngữtrong các trường. Chỉ có
8% giáo viên có trình độ C, số giáo viên này hầu hết được đào tạo tại nước ngoài và số có khả năng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ. Như vậy trình độ ngoại ngữ của giáo viên dạy nghề nói chung là yếu, do vậy khó có thể làm việc trực tiếp với tài
liệu nước ngoài. Trong khi đó hầu hết các phần mềm phục vụ giảng dạy được xây
dựng và phát triển bởi các hãng nước ngoài, bằng ngôn ngữnước ngoài, việc Việt hóa các phần mềm đó là chưa nhiều. Như vậy, khả năng triển khai ứng dụng công nghệ mô phỏng trong dạy học ngành điện sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên 8% số
giáo viên có trình độ C ngoại ngữ sẽ là những giáo viên hạt nhân để cho giai đoạn
đầu triển khai ứng dụng công nghệ này vào giảng dạy.
Kết luận: Mặc dù còn một số hạn chế về tin học và ngoại ngữ, một số khó
khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề. Song đánh giá một cách tổng quan
thì việc áp dụng công nghệ mô hình mô phỏng trong dạy học ngành điện tại các trường là hoàn toàn khả thi bởi những lý do sau:
- Các cấp, các ngành đã nhận thức được vai trò của CNTT trong lĩnh vực dạy kỹ thuật, dạy nghề và đã được cụ thể hóa qua một loạt các văn bản chỉ đạo, một số dự án lớn.
- Phần lớn giáo viên đã nhận thức được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp
dạy học và đã cụ thể hóa trong từng bài giảng của mình.
- Các công ty phần mềm tuy còn ít và chưa mạnh dạn tập trung vào lĩnh vực dạy nghề. Nhưng nếu có sựđiều tiết vĩ mô của các cơ quan quản lý, của thị trường giáo dục thì chúng ta có thểhuy động được các công ty này phát triển các ứng dụng (phần mềm) phục vụ cho các công tác giảng dạy và học tại các trường. Hiện nay đã có rất nhiều các công ty nước ngoài đang quan tâm đầu tư phát triển thị trường phần mềm giáo dục tại Việt Nam.
Kết luận chương 1
Trong chương này, tác giả đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
61
chuyên nghành kỹ thuật điện. Những luận điểm chính trong chương này có thể tóm
tắt lại như sau:
Mô hình mô phỏng là một trong những phương pháp nghiên cứu được sử dụng nhiều trong NCKH, giúp ta nghiên cứu hệ thống một cách chủ động. Giải quyết
những khó khăn khi tiến hành nghiên cứu với mô hình thực, những đối tượng, hệ
thống khó hoặc không thể trực tiếp nghiên cứu được do nhiều nguyên nhân khác
nhau như: Tính kinh tế, tính nguy hiểm, điều kiện khách quan, thời gian diễn biễn
quá ngắn hoặc quá dài.
Phương pháp mô hình mô phỏng trong dạy học là phương pháp nhận thức thế
giới thực thông qua nghiên cứu mô hình của đối tượng mà ta quan tâm. Đây là
phương pháp dạy học có hiệu quả cao về nhiều mặt như trực quan, sinh động, phát
huy tư duy sáng tạo, gây hứng thú trong học tập và nghiên cứu.
Mô hình mô phỏng là một lĩnh vực đã được nghiên cứu và triển khai ứng dụng. Ngay tại Việt Nam đã có những đề tài liên quan đến mô hình mô phỏng, thí nghiệm ảo. Tuy vậy, cho đến nay, việc nghiên cứu hoàn chỉnh về cơ sở lý luận và thực tiễn của mô hình mô phỏng trong đào tạo chuyên ngành kỹ thuật điện vẫn chưa được quan tâm nhiều.
Nội dung, kiến thức ngành kỹ thuật điện mang tính trừu tượng, cụ thể, thực tiễn, phổ biến, phong phú, đa dạng, phức tạp, khoa học, công nghệ, hiện đại và tự động hoá cao. Việc áp dụng phương pháp mô hình mô phỏng trong giảng dạy các môn học chuyên ngành kỹ thuật điện làm tăng tính trực quan, sinh động, phát triển
tư duy sáng tạo, tăng khả năng tự học và tự nghiên cứu, gây hứng thú và sự yêu
thích đối với môn học, ngành học của sinh viên. Ngoài ra, bổ sung đáng kể các bài
thực hành, thí nghiệm ảo trong giảng dạy, góp phần giải quyết lớn vềcơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành cho chuyên ngành đào tạo.
Với xu hướng đổi mới về mục tiêu, nội dung đào tạo; với phong trào đổi mới
phương pháp dạy học; với thực trạng dạy thực hành và yêu cầu về cơ sở vật chất
trong giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật điện. Việc sử dụng phương pháp mô hình mô phỏng trong giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật điện là một điều cần thiết để nâng
62
cao chất lượng và hiệu quảđào tạo. Tuy nhiên không phải nội dung nào cũng có thể
sử dụng phương pháp mô hình mô phỏng để giảng dạy. Do đó yêu cầu người giáo
viên phải biết kết hợp và sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy với nhau.
Vận dụng kết quả trên, trong chương 2, tác giả sẽ nghiên cứu và đề xuất quy
trình xây dựng mô hình mô phỏng trong môi trường Matlab/ Simulink để hỗ trợ quá trình giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật điện.
63
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU PHẦN MỀM MÔ PHỎNG SIMULINK TRONG
ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN