Tình hình quản lý, phát sinh chất thải nguy hại

Một phần của tài liệu Điều tra, thống kê, phân loại và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại của ngành điện trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 29)

2. Tổng quan chung về tình hình nghiên cứu CTN Hở Việt Nam và Quảng

2.1.2. Tình hình quản lý, phát sinh chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại là mối hiểm họa ngày càng lớn. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất là các cơ sở công nghiệp (với 130.000 tấn/năm) và các bệnh viện (21.000 tấn/năm). Ngoài ra, nông nghiệp cũng là nguồn phát sinh chất thải nguy hại, mỗi năm phát sinh khoảng 8.600 tấn các loại thuốc trừ sâu, bao bì và thùng chứa thuốc trừ sâu và khoảng 37.000 tấn tồn lưu các loại hoá chất nông nghiệp bị thu giữ và thuốc trừ sâu quá hạn sử dụng. Lượng chất thải nguy hại phát sinh ở các vùng khác nhau khác biệt rõ rệt, đặc biệt là đối với chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động công nghiệp. Lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm tới 75% tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại của cả nước. 27% tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hoá trong khi đó chất thải nguy hại từ nông nghiệp chủ yếu phát sinh ởvùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo ước tính lượng phát sinh chất thải sẽtăng lên đáng kể; Dựbáo đến năm 2010 sẽ có thêm khoảng 10 triệu cư dân sinh sống ở các vùng đô thị; Tiêu dùng sẽ tăng lên và sản xuất cũng sẽ tăng mạnh với việc phát triển thêm nhiều ngành công nghiệp có tiềm năng phát sinh nhiều chất thải nguy hại; và các cơ sở y tế sẽ tiếp tục được hiện đại hoá. Những biến động này sẽlàm lượng phát sinh chất thải sinh hoạt tăng thêm 60%; lượng phát sinh chất thải công nghiệp sẽtăng cỡ50% và lượng phát sinh chất thải nguy hại sẽ tăng hơn 3 lần, mà chủ yếu là từ các nguồn công nghiệp. Nếu tính đến chi phí cao cho các hoạt động thu gom và tiêu huỷ chất thải một cách an toàn thì việc triển khai các sáng kiến nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải như các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng, sản xuất sạch hơn và áp dụng các biện

pháp khuyến khích về kinh tế dựa trên nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, chúng ta sẽ tiết kiệm đáng kể nguồn kinh phí. Ví dụnhư, ước tính mỗi năm sẽ tiết kiệm được 200 tỷ đồng chi cho hoạt động xử lý chất thải sinh hoạt và 130 tỷ đồng chi cho xử lý chất thải y tế nguy hại nếu thực hiện giảm thiểu được 10% lượng chất thải phát sinh. [7]

Hiện tại việc quản lý CTNH trên toàn quốc sau khi có quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT và thông tư 12/2006/TT-BTNMT nay được thay đổi bằng thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ban hành ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về CTNH có hiệu lực. Cũng như sự tham gia tích cực của lực lượng Cảnh sát môi trường, tình hình quản lý CTNH nói chung tại các cơ sở công nghiệp lớn đã bắt đầu ý thức về trách nhiệm đối với CTNH do doanh nghiệp mình phát sinh. Bên cạnh đó có nhiều cơ sởchưa ý thức rõ hoặc tìm cách lẩn trốn trách nhiệm của chủ nguồn thải. Song song với chủ nguồn thải năng lực xử lý CTNH của các cơ sở đang trong tình trạng quá tải, thậm trí một số tỉnh chưa có cơ sở xử lý CTNH nào.

Các hệ thống xử lý chất thải công nghiệp nguy hại còn chưa đầy đủ. Việc thiếu các cơ sở xử lý tập trung và các cơ chế khuyến khích để thúc đẩy thực hiện các biện pháp tiêu huỷ an toàn sẽ dẫn đến tình trạng là các cơ sở công nghiệp hiện vẫn tiếp tục thực hiện các phương pháp xử lý và tiêu huỷ không an toàn như là tiêu huỷ chung với các loại chất thải đô thị khác, lưu giữ ngay tại cơ sở, bán cho các cơ sở tái chế hoặc thậm chí là đổ bỏ một cách tuỳ tiện. Ở một sốcơ sở công nghiệp quy mô lớn và các khu công nghiệp, hiện đã có một sốnơi bắt đầu áp dụng các phương thức cùng dùng chung hệ thống xử lý, tiêu huỷ chất thải như các loại lò đốt đơn giản, các loại lò hơi công nghiệp hoặc là các cơ sở xử lý chất thải chuyên dụng ở gần cơ sở mình.

Năng lực xử lý chất thải y tế nguy hại đang được tăng cường nhưng bị hạn chế do vận hành không đúng kỹ thuật. Hiện tại, tổng mức đầu tư cho việc trang bị các lò đốt với công suất tổng cộng đã đủ để đảm bảo thực hiện thiêu huỷ khoảng 50% tổng lượng chất thải y tế nguy hại. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí để vận hành và

bảo dưỡng các lò đốt này nên dẫn tới tình trạng không vận hành các lò đốt theo đúng quy trình kỹ thuật, do vậy mà làm tăng khả năng phát thải các loại khí dioxin và furan độc hại hoặc thực hiện tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại giống như chất thải đô thị. Cần phải xây dựng và áp dụng cách tiếp cận có tính gắn kết và nhất quán đối với hoạt động quản lý chất thải rắn y tế.

Các hoá chất nông nghiệp tồn lưu đang được xử lý. Gần một nửa lượng chất thải là các hoá chất dùng trong nông nghiệp tồn lưu ở các kho chứa đã được xử lý trong năm 2002 bằng cách thiêu đốt hoặc là bằng các kỹ thuật hoá học. Tuy nhiên chi phí xử lý còn cao và các biện pháp xử lý này cũng chưa thực sự thoả đáng do vẫn còn tạo ra các loại bùn, tro, khí thải có nhiều khảnăng gây ra các rủi ro về môi trường như các kim loại nặng, các chất dioxin và furan.

2.2. Tình hình chung về hiện trạng phát sinh và quản lý CTNH tại tỉnh Quảng Ninh

(Nguồn: Báo cáo 05 năm công tác quản lý chất thải nguy hại tại Quảng Ninh - Sở Tài nguyên &môi trường Quảng Ninh năm 2012)

Một phần của tài liệu Điều tra, thống kê, phân loại và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại của ngành điện trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)