Giám sát môi trường

Một phần của tài liệu Điều tra, thống kê, phân loại và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại của ngành điện trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 95)

3. Hiện trạng phát triển ngành điện tại quảng ninh và định hướng phát

3.3.3 Giám sát môi trường

Ưu tiên các giải pháp phân loại, xử lý chất thải tại nguồn. Các cơ sở phát sinh CTNH cần thực hiện đúng Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT để giám sát chất lượng môi trường chất thải của nình 03 tháng/lần. Các kết quả phải gửi vềcơ quan

quản lý môi trường địa phương theo đúng quy định pháp luật.

Xây dựng hệ thống mạng điểm quan trắc đất, đa dạng sinh học để có cơ sở dữ liệu choviệc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và diễn biến hàng năm và giai đoạn. Tần xuất quan trắc tại các khu vực thuộc quyền quản lý của các đơn vị sản xuất và kinh doanh điện các khu vực nhạy cảm như các khu vực lưu giữu máy biến thế có chứa dầu có nồng độ PCB vượt tiêu chuẩn cho phép tần xuất quan trắc tăng lên khoảng 1 tháng/lần.

KẾT LUẬN

Quảng Ninh là một tỉnh mà hàng năm sốlượng CTNH phát sinh tương đối lớn khoảng 8.500 tấn/năm, trong đó CTNH phát sinh từ ngành điện đã được điều tra vào khoảng 118,541 tấn/năm.

Nghiên cứu Đề tài “Điều tra, thống kê, phân loại và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại của ngành điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, với các kiến thức đã được học cùng với sựgiúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí phụ trách công tác môi trường tại các Công ty thuộc ngành điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô trong Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, đặc biệt là sựgiúp đỡ tận tình của Giáo viên hướng dẫn PGS: Nguyễn Xuân Tặng, luận văn đã hoàn thành đúng kỳ hạn với những nội dung chủ yếu sau:

1. Đã điều tra, thống kê và phân loại được các loại chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất và phân phối điện tại Quảng Ninh với khối lượng 118.541kg/năm.

2. Đã nghiên cứu một số yếu tốảnh hưởng đến của CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất và kinh doanh điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tới môi trường và sức khỏe con người.

3. Đề xuất các biện pháp Quản lý CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất và kinh doanh điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Công tác quản lý CTNH của ngành điện tại Quảng Ninh là một trong những vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường. Ngành sản xuất và phân phối điện tại Quảng Ninh đang có tốc độ phát triển nhanh và sẽ phải đối mặt với vấn đề gia tăng số lượng về CTNH trong tương lai. Đề tài “Điều tra, thống kê, phân loại và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại của ngành điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”

đã được thực hiện là những bước đi đầu tiên trong công tác quản lý CTNH phát thải từ hoạt động sản xuất và phân phối điện tại Quảng Ninh.

Những nội dung đã đạt được

Đã nhận diện và thống kê chủng loại và số lượng CTNH phát sinh từ 09 cơ sở điều tra thực tế. Phân tích số liệu thu được từ hoạt động điều tra thu thập thông tin tại các đơn vị sản xuất và phân phối điện.

Đềtài đánh giá được hiện trạng quản lý chất thải ngành điện.

Đề tài này cũng đưa các giải pháp quản lý CTNH của ngành điện như tăng cường điều tra, khảo sát; nâng cao năng lực trong nhận diện và đăng ký CTNH; nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý… Và đềtài cũng đưa ra các giải pháp cụ thể cho những loại chất thải cần phải quan tâm trong quản lý như dầu thải, bao bì chứa CTNH, ắc quy chì thải, bóng đèn huỳnh quang thải….

Qua quá trình điều tra hiện trạng phát thải tại các cơ sở điều tra thực tế và phân tích đưa ra kết quả phân loại chất thải nào thuộc CTNH giúp cơ quan quản lý và doanh nghiệp nhận biết chất thải tại cơ sở thuộc loại nào.

Đề tài “Điều tra, thống kê, phân loại và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” được hoàn thành với mong muốn sẽ góp phần cải thiện công tác quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng vịnh Bắc bộđến 2020, Hà Nội, 305tr.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Dự thảo báo cáo tổng hợp: Quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộđến năm 2020, Hà Nội,

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế (2006). Diễn đàn quốc gia về sức khỏe môi trường, Hà Nội,

4. Báo cáo số 108 /BC-UBND ngày 24/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh 5. Báo cáo về Điều tiết điện lực và quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện trên

địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2010

6. Báo cáo về Điều tiết điện lực và quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2011;

7. Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam – BộTài nguyên Môi trường -2004 8. Báo cáo 05 năm công tác quản lý chất thải nguy hại tại Quảng Ninh - Sở Tài

nguyên & môi trường Quảng Ninh năm 2012

9. Cục Thống kê Quảng Ninh (2007), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2006, Hà Nội,

10. Kiểm kê đất đâi tỉnh Quảng Ninh năm 2010- Sở Tài nguyên & môi trường Quảng Ninh;

11. Nguyễn Đức Khiển. Quản lý chất thải nguy hại. NXB Xây dựng. Hà Nội. 2003

12.. Phân tích PCB trong dầu biến thếvà đất Phạm Hùng Việt và các cộng tác viên, ĐHQG Hà nội, Hội Thảo Quản lý hoá chất quốc gia, Hà nội 12/1997; 13. Quyết định số 3994/QĐ-BCT ngày 28/7/2010 của Bộ Công Thương Quyết

định V/v phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020”;

14. Quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể và một số vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;

15. QCVN07:2009/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềngưỡng chất thải nguy hại

16. Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 Quy định về quản lý chất thải nguy hại;

17. UBND tỉnh Quảng Ninh, 2008. Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;

Tài liệu tiếng Anh

1. IPCS CD-ROM (WHO-IPCS) 1997

2. Hazardous Waste management, Michael D. lager: Phillip L. Buckingham. McGraw - Hill, Inc. ERM, 1994;

3. The analysis of polychlorinated biphenyl in waste oil, Institute for Env. studies E-89/06 (1989);

Một phần của tài liệu Điều tra, thống kê, phân loại và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại của ngành điện trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)