Các cơ sở phân phối điện

Một phần của tài liệu Điều tra, thống kê, phân loại và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại của ngành điện trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 57)

3. Hiện trạng phát triển ngành điện tại quảng ninh và định hướng phát

2.3.2 Các cơ sở phân phối điện

Đối với các cơ sở truyền tải và phân phối điện: Bao gồm các công ty điện lực, các trạm vận hành lưới điện, các trạm hạ thế, các cơ sở sửa chữa thiết bị, vật tư ngành điện... loại chất thải cần phải quan tâm trước hết là :

- Các loại dầu truyền nhiệt và cách điện thải. - Giẻ lau bị nhiễm các thành phần nguy hại.

- Thiết bị thải có các bộ phận chứa các thành phần nguy hại. - Pin/ắc quy chì thải

Ngoài ra các thiết bị, chi tiết, linh kiện thải nhiễm dầu, nhiễm các hoá chất nguy hiểm như dung môi hữu cơ...là CTNH loại một (*). Tùy theo, loại vật liệu nhiễm, phân tích các thành phần hữu cơ, dầu hoặc kim loại nặng, nếu vượt ngưỡng quy định theo QCVN 07:2009/BTNMT chúng được coi là CTNH.

Một loại CTNH cần đặc biệt lưu ý đối với các cơ sở thuộc ngành này là dầu biến thế chứa PCB, dầu thải chứa PCB, vật liệu nhiễm PCB... Nếu dầu thay ra từ các máy biến thế nghi nhiễm PCB cần xác định hàm lượng PCB, nếu vượt quá ngưỡng 5ppm theo QCVN 07:2009/BTNMT thì dầu này được coi là CTNH. Tham khảo các quy định về quản lý biến thế và dầu biến thế của Tập đòan Điện lực Việt Nam.

Đểxác định CTNH thuộc ngành điện và phân phối điện xem xét kỹ chất thải phát sinh từ các dòng thải 04, 17, 18, 19 theo Phụ lục 8: Danh mục chất thải nguy hại Kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo thống kê trên thực tế sốlượng cơ sở thuộc ngành điện lực của tỉnh Quảng Ninh trong đó có 4 cơ sở phân phối điện. Bao gồm các cơ sở lớn như sau:

a) Tổ chức hoạt động của công ty

- Địa chỉ: Phường Hồng Hà – Tp Hạ Long

- Tổng sản lượng các sản phẩm chủ yếu năm 2011 là 1.450.298.238 kWđiện.. - Tổng sốlao động trong đơn vị: 1304 người.

- Các đơn vị trực thuộc bao gồm: 12 phòng nghiệp vụ; 13 điện lục các huyện thị thành phố trong tỉnh; 03 phân xưởng: thiết kế, thí nghiệm đo lường, cơ điện; 01 đội vận tải; 01 trung tâm viễn thông điện lực.

b) Khối lượng quản lý: - Đường Dây:

+ Tài sản của PCQN: Đường dây 35KV: 892 km; đường dây 22 KV: 579km; đường dây 6-10 KV: 537 km; đường dây hạ áp 13.286 km.

+ Tài sản của khách hàng: Đường dây 35 kV: 892 km; đường dây 22kv: 89,1 km: đường dây 6-10kv: 132km;

- Trạm biến áp/ máy biến áp trung gian và phân phối

+ Tài sản của PCQN: Trạm/ Máy biến áp trung gian = 14/28 với tổng dung lượng 87.900 KVA; Trạm/Máy biến áp phân phối = 1416/1416 với tổng dung lượng: 319.643 KVA

+ Tài sản của Khách hàng: Trạm/ Máy biến áp trung gian = 40/73 với tổng dung lượng 273.900 KVA; Trạm/Máy biến áp phân phối = 1039/1039 với tổng dung lượng: 461.484 KVA

Bảng 2.7 Danh mục chất thải nguy hại của Công ty Điện lực Quảng Ninh

STT Loại CTNH Mã CTNH Lượng CTNH phát

sinh (kg/năm)

1 Các loại dầu truyền nhiệt và cách điện thải.

17 03 05 15000 2 Giẻ lau bị nhiễm các thành phần nguy

hại. 18 02 01 60 3 Thiết bị thải có các bộ phận chứa các thành phần nguy hại. 19 02 05 12000 4 Bóng đèn huỳnh quang thải và các loại chất thải có chứa thủy ngân. 16 01 06 36 5 Pin/ắc quy chì thải 19 06 01 60 6 Chất thải có chứa dầu 19 07 01 1200

Tổng cộng: 28.356

Ngoài ra hiện nay Công ty Điện lực Quảng Ninh có 12 máy biến áp thải sau khi lấy mẫu dầu máy của các mày này đi phân tích thì các mẫu đều có nồng độ PCB >10 PPm (PCB - polyclorua biphenyl - là một hỗn hợp các chất aromatic), lượng dầu máy ước tính khoảng 7.200 lít dầu.

Tại thời điểm hiện tại Việt Nam chưa chủ động được công nghệ xử lý dầu thải có chứa PCBs. Vì thếnên hướng giải quyết tối ưu đối với dầu thải có PCB hiện tại vẫn là lưu trữan toàn. Được biết, tháng 10/2012, sẽ có một dự án do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ cho các đơn vị của EVN để xây một số trạm lưu trữ, giúp cho việc lưu trữ dầu thải có PCB được an toàn trong khi chờ công nghệ xử lý. Tuy nhiên, công tác lưu trữ sốlượng dầu thải của Công ty Điện lực Quảng Ninh được kiểm soát chặt chẽ, có thống kê và phân loại rõ ràng: các loại dầu nhiễm PCBs, phải kiểm soát chặt chẽ việc dán nhãn và kiểm kê số lượng dầu lưu trữ của từng đơn vị… định kỳ báo cáo với SởTài nguyên và Môi trường để giám sát.

Hiện nay Công ty đã bỗ trí 02 nhà kho không còn sử dụng để làm kho lưu giữ CTNH, kho có tường bao, có mái che, có nền bê tông có cửa khó và có gắn biển cảnh báo dấu hiệu phòng ngữa, do tận dụng kho không sử dụng đểlưu giữ CTNH vì thế kho không chia thành các ô riêng biệt.

Hiện nay dầu biến thế thải được thu gom như sau: trong quá trình hoạt động nếu các máy biến thể gặp sự cố sẽ được thay thế và mang về phân xưởng cơ khí của công ty để rút dầu ra và thực hiện sửa chữa toàn bộ dầu được cho vào các thùng phi và đưa về kho chứa CTNH. Trước khi chuyển giao đơn vị đã tiến hành kiểm tra xem trong dầu biến thế có chứa PCB, nếu nồng độ vượt 5PPm thì sẽ không thực hiện chuyển giao mà lưu giữ tại kho.

Công ty đã hợp đồng nguyên tác với Công ty TNHH Tái Sinh-TCN để thực hiện thu gom, vận chuyển để xử lý.

2.3.2.2 Phân xưởng QLVHLĐ 110KV Hạ Long- Xí nghiệp điện cao thế Miền Bắc

Bảng 2.8. Danh mục chất thải nguy hại của Phân xưởng QLVHLĐ

110KV Hạ Long- Xí nghiệp điện cao thế Miền Bắc

STT Loại CTNH Mã CTNH Lượng CTNH phát sinh (kg/năm) 1 Pin, ắc quy thải 16 01 12 120 2 Các loại dầu truyền nhiệt và cách điện thải khác 17 03 05 1800 3 Chất hấp thụ, vật liệu lọc (kể cả vật liệu lọc dầu), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại 18 02 01 60 Tổng cộng: 1980

2.3.2.3Phân xưởng QLVHLĐ 110KV Miền Đông- Xí nghiệp điện cao thế Miền Bắc.

Bảng 2.9. Danh mục chất thải nguy hại của Phân xưởng QLVHLĐ 110KV

Miền Đông- Xí nghiệp điện cao thế Miền Bắc

STT Loại CTNH Mã CTNH Lượng CTNH phát sinh (kg/năm) 1 Pin, ắc quy thải 16 01 12 180 2 Các loại dầu truyền nhiệt và cách điện thải khác 17 03 05 1800 3 Chất hấp thụ, vật liệu lọc (kể cả vật liệu lọc dầu), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại 18 02 01 36 Tổng cộng: 2016

2.3.2.4 Phân xưởng QLVHLĐ 110KV Miền Tây- Xí nghiệp điện cao thế

Miền Bắc.

Bảng 2.10. Danh mục chất thải nguy hại của Phân xưởng QLVHLĐ

110KV Miền Tây- Xí nghiệp điện cao thế Miền Bắc

STT Loại CTNH Mã CTNH Lượng CTNH phát sinh

(kg/năm)

1 Pin, ắc quy thải 16 01 12 144

2 Các loại dầu truyền nhiệt và cách điện thải khác 17 03 05 2040 3 Chất hấp thụ, vật liệu lọc (kể cả vật liệu lọc dầu), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại 18 02 01 36 Tổng cộng: 2220

Hiện nay các phân xưởng của Xí nghiệp điện cao thế Miền Bắc đều bố

trí các thùng phi có lắp đậy đểlưu giữCTNH định kỳ1 năm 1 lần chuyển giao với đơn vị có chức năng là Công ty TNHH Tái Sinh-TCN để xử lý.

4. Tổng kết lượng CTNH phát sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện tại và tương lai.

- Lượng CTNH phát thải từ8 cơ sởtham gia chương trình điều tra trong tổng các cơ sở thuộc ngành điện của Quảng Ninh được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 4.11 Tổng kết lượng CTNH ngành điện lực Quảng Ninh qua

chương trình điều tra

STT Loại CTNH Mã CTNH Lượng CTNH

phát sinh

(kg/năm)

1 Nhdụng ựa trao đổi ion đã bão hòa hay đã qua sử

12 06 01 3000

2 Bộ lọc dầu đã qua sử dụng 15 01 02 3520

3 Các chi tidụng có chếứt ca Amiang ủa bộ phận phanh đã qua sử

15 01 06 1050 4 Dầu thải 15 01 07 27500 5 Bóng đèn huỳnh quang thải 16 01 06 415 6 Pin, ắc quy thải 16 01 12 444 7 Dầu thải động cơ 17 02 04 500 8 Các loại dầu truyền nhiệt 17 03 04 996

9 Các loại dầu truyền nhiệt và cách điện thải. 17 03 05 20640

10 Dầu động cơ, hộp số và dầu bôi trơn thải. 17 02 03 3104

11 Nước lẫn dầu thải từ thiết bị tách dầu/nước 17 05 05 1200

12 Dầu nhiên liệu và dầu diesel thải 17 06 01 20000 13 Bao bì thải có chứa thành phần nguy hại. 18 01 01 2140 14 Chất hấp phụ, vật liệu lọc, giẻ lau 18 02 01 15812 15 Chất thải có chứa dầu 19 07 01 2400 16 Pin, ắc quy thải 19 06 01 1380 17 phThiầến nguy ht bị thải có các bại. ộ phận chứa các thành 19 02 05 12000

18 Vnguy hật liệu lót và chại không phịu lải tửừa th quá trình luyải có các thành phện kim ần

19 11 03 1000 19 Que hàn thải có các kim loại nặng hoặc thành

phần nguy hại thải

07 04 01 1440

Tổng cộng CTNH cho 9 cơ sởđiều tra: 118.541

Qua kết quả điều tra đối với ngành điện và phân phối điện bao gồm các nhà máy sản xuất điện và các cơ sở truyền tải điện cho thấy các loại chất thải từ hoạt động này chủ yếu phát sinh từ các phương tiện cơ giới, máy biến áp, dầu bôi trơn cho các hệ thống truyền động, giẻ lau nhiễm dầu phát sinh từ hoạt động sửa chữa, lau chùi thiết bị. Trong đó các loại dầu thải và nước thải nhiếm dầu chiếm lớn nhất gần 64% lượng chất thải phát sinh. Theo thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 9 cơ sở sản xuất điện và phân phối điện. Vậy tổng số chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất và phân phối điến trong một năm sẽlà 118.541 kg/năm. Như đã trình bày ở trên hiện nay theo quy hoạch nhiệt điện tại Quảng Ninh trong thời gian tới sẽ có thêm các tổ máy phát điện tại các nhà máy đi vào hoạt động, dự đoán lượng CTNH của ngành điện tại Quảng Ninh sẽtăng khoảng 40% vào năm 2020.

Tất cảcác đơn vịđược điều tra đã thực hiện xây dựng kho chứa chất thải nguy hại đơn vị ngay tại đơn vị, kho chứa chất thải nguy hại tại các đơn vị được thiết kế xây dựng có nền bê tông, mái che, có cử khóa. Các loại CTNH được phân loại và lưu giữ trong các thùng chứu trong kho và có biển cảnh báo dẫu hiệu phòng ngừa.

Các loại chất thải nguy hại đã được các đơn vị ký hợp đồng nguyên tắc để thu gom, vận chuyển và xử lý với các Công ty có chức năng được Tổng Cục Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh cấp phép. Định kỳ các loại CTNH được chuyển giao và các đơn vị đã thực hiện báo cáo công tác quản lý CTNH nguy hại định kỳ 06 tháng/lần về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát. CTNH chưa có Công ty nào có chức năng xử lý như dầu biến thế chứa PCB thì biện pháp xử lý hiện nay chính là lưu giữ tại kho của đơn vị.

Tuy nhiên hiện nay các nhà máy sản xuất nhiệt điện và phân phối điện bộ phận quản lý môi trường nói chung đang kiêm nhiệm trong các phòng chức năng nên hệ thống quản lý môi trường chưa được quan tâm đúng mức vì vậy CTNH chưa nhận diện đầy đủ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất tại đơn vị vì thế không kịp thời kê khai đăng ký bổ sung danh mục CTNH vào Sổ đăng ký chủ nguồn thải

CTNH tại Sở Tài nguyên và Môi trường, nhưng các loại CTNH là các loại CTNH nguy hại không thường gặp và có sốlượng ít tại đơn vị.

Trong quá trình thực hiện điều tra thì tất cả các nhà máy nhiệt điện (ngoài nhiệt điện Cái Lân) đều phát thải ra một lượng lớn bụi tro bay, đây là loại chất thải nguy hại mà căn cứvào Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT thì là CTNH loại một (*) nếu không thực hiện phân tích để đánh giá thì coi đó là CTNH cần phải được lưu giữtheo đúng quy định, tuy nhiên các đơn vịđã thực hiện lấy mẫu và mẫu phân tích thì kết quả bụi tro bay không vượt ngưỡng quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT vì vậy trong quá trình điều tra không cho đó là đối tượng nghiên cứu trong đề tài. Hiện nay bụi tro bat taị các nhà máy nhiệt điện được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất gạch không nung, là sản phẩm thân thiện với môi trường.

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CTNH NGÀNH ĐIỆN TỚI MÔI TRƯỜNG

VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CTNH CỦA NGÀNH ĐIỆN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Chất thải nguy hại ảnh hưởng đến môitrườngvà con người

3.1.1 Tác động ảnh hưởng đến môi trường, kinh tế, xã hội

Đối với chất thải nói chung, chất thải nguy hại nói riêng nếu không được thu gom phân loại đúng cách ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng. Chất thải đi vào môi trường không khí, nước, và đất qua các quá trình tác động gây tác động mưa axit, không khí ô nhiễm gây các hô hấp, truyền nhiễm, ô nhiễm nước, không khí, đất đều gây ảnh hưởng độc cấp tính hoặc mãn tính đối với động, thực vật tùy thuộc vào nồng độ, chất ô nhiễm. Đối với sự gây ô nhiễm lâu dài cho động vật gây nên biến đổi gen, gây suy giảm chất lượng nòi giống không cao; bệnh tật gây hoang mang tâm lý cũng như tiêu tốn tiền của vào chữa bệnh. Cụ thể về một số chất thải gây các tác động dưới đây.

Chất thải dễ cháy và khi cháy có khả năng thải vào môi trường không chỉ là lượng nhiệt lớn từ quá trình cháy các loại vật liệu có nhiệt trị cao (dầu, nhiên liệu, dung môi), mà còn kèm theo việc phát tán vào môi trường. Đặc biệt nguy hiểm là các chất có độc tính cao đối với sức khỏe con người và môi trường như các hợp chất hữu cơ có trong dầu nhờn thải, dầu cắt gọt, hóa chất thải, hóa chất BVTV, kim loại nặng… Khi gặp mưa tràn xuống song, suối, ao hồ gây hại cho loài thủy sinh hoặc gây tích lũy trong các loài và đi vào cơ thểcon người.

Nhiều loại chất thải có khảnăng phản ứng với nhau tạo nên những sản phẩm có độc tính hoặc tính nguy hiểm cao, thậm chí còn cao hơn khi chưa tương tác.

Nhiều loại chất thải chứa các thành phần chưa được biết rõ tất cả các hợp phần trong đó, việc xử lý sự cố có thể sẽ dẫn đến hậu quả là xử lý không phù hợp hay tạo nên nguy hiểm thứ cấp

hay dầu có thể dẫn đến phá hủy đường xá hay các cơ sở hạ tầng mà xe chở CTNH chạy qua hay chủ nguồn thải rò rỉra môi trường.

PCBs - polyclorua biphenyl - là một hỗn hợp các chất aromatic, được sản xuất bằng cách clo hoá biphenyl, có công thức tổng quát là C12H10-nCln (n là số các nguyên tửCl, thay đổi từ1 đến 10)

PCB có đến 210 đồng phân, và độc tính của mỗi đồng phân phụ thuộc vào cấu trúc của nó. Các đồng phân của PCB có thể gây ra những tác động lâu dài (mãn tính), chủ yếu là khảnăng sinh sản và ung thư. Điều quan trọng là PCB có độ phân

Một phần của tài liệu Điều tra, thống kê, phân loại và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại của ngành điện trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)