3. Hiện trạng phát triển ngành điện tại quảng ninh và định hướng phát
3.2.2 Quy hoạch phát triển lưới điện
a) Lưới điện 220, 110 KV
- Cấu trúc lưới điện: Lưới điện 220-110KV được thiết kế mạch vòng hoặc mạch kép, mỗi trạm biến áp sẽ được cấp điện bằng hai đường dây đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng trong chếđộ làm việc bình thường và sự cố đơn lẻ theo quy định hiện hành. Lưới điện 220-110KV phải đảm bảo độ dự phòng ởgiai đoạn kế tiếp.
- Đường dây 220-110KV: Ưu tiên sử dụng loại cột nhiều mạch để giảm hành lang tuyến các đường dây tải điện.
- Trạm biến áp 220-110KV: được thiết kếđược thiết kế với cấu hình đầy đủ tối thiểu là hai máy biến áp.
- Gam máy biến thế: sử dụng gam máy biến áp công xuất 125, 250MVA cho cấp điện áp 220KV; 40, 63MVA cho cấp điện 110KV; đối với các trạm phụ tải của khách hàng, gam máy đặt tùy theo quy mô công suất sử dụng. Công suất cụ thể từng
trạm được chọn phù hợ với nhu cầu công suất và đảm bảo chế độ vận hành bình thường mang tải lớn nhất 75% công suất định mức.[13]
b) Lưới điện trung thế
- Cấp điện áp 22KV được chuẩn hóa cho phát triển lưới điện trung thế trên địa bàn tỉnh. Phát triển lưới điện 22KV tại các khu vực đã có và chuẩn bị có nguồn 22KV, Các thành phố, thị xã và một số huyện có mật độ phụ tải cao như TP Hạ Long, TP Móng Cái, TP Cẩm Phả, TP Uông Bí, huyện Đông Triều, huyện Hoành Bồ, Khu kinh tếVân Đồn…
- Lưới điện 35KV: Duy trì cấp điện cho các trạm trung gian chuyên dùng của các khách hàng và những khu vực các huyện có mật độ phụ tải thấp, bán kính cấp điện lớn tại các huyện Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, khu vực miền núi huyện Hải Hà, Đầm Hà, Hoành Bồ.
- Lưới 6, 10KV: Không xây dựng mới lưới điện 6, 10KV; có lộ trình cải tạo lên 22KV hoặc phát triển lưới 22KV vận hành tạm cấp 6, 10KV ở một số khu vực huyện Đông Triều, TP Uông Bí, thị xã Quảng Yên, huyện Hoành Bồ, TP Cẩm Phả, Vân Đồn.[13]