Nâng cao nhận thức về quản lý CTNH

Một phần của tài liệu Điều tra, thống kê, phân loại và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại của ngành điện trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 88 - 90)

3. Hiện trạng phát triển ngành điện tại quảng ninh và định hướng phát

3.3.2 Nâng cao nhận thức về quản lý CTNH

Hiểu biết về văn bản pháp quy như Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại, hay thông tư 12/2006/TT-BTNMT và quyết định 23/2006/TT-BTNMT vấn đề đầu tiên trong quản lý CTNH này là Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về quản lý chất thải nguy hại Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện tiến hành khảo sát, điều tra đều chưa tổ tập huấn về Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nhiệm đầu tiên cần phải tổ chức các buổi tập huấn nâng cao nhận thức về CTNH cho cán bộ công nhân viên của các đơn vịtrong ngành điện tại Quảng Ninh. Để tất cả các đơn vị đều có ý thức trong việc thực hiện thu gom, lưu giữu và chuyển giao CTNH theo đúng quy định.

Nâng cao năng lực của các cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý chất thải nguy hại ở các cấp độkhác nhau trong các đơn vịtrong toàn ngành điện.

Vấn đề thường xuyên gặp phải trong khai báo CTNH là không phân biệt được CTNH cần xử lý và CTR có thể tái chế. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình xác định ngưỡng CTNH để tham gia đăng ký chủ nguồn thải, khó khăn trong việc tìm kiếm doanh nghiệp phân tích để đánh giá CTNH. Một số khác lại nhầm lẫn khi đánh mã CTNH dẫn đến đánh sai hoặc bỏ sót CTNH.

Một thực tế cho thấy, nhiều cơ sở thuộc ngành điên tại Quảng Ninh mặc dù có cán bộ chuyên trách về môi trường, nhưng cán bộ này phần lớn lại không có chuyên môn xâu về môi trường hoặc phải kiêm nhiệm nhiều việc. Nhiều cơ sở lại thay đổi liên tục về sản xuất và nhân sự dẫn tới các cán bộ phụ trách không nắm vững kiến thức về CTNH, dẫn tới khó khăn trong việc phân loại, quản lý và nâng cao ý thức công nhân đối với CTNH. Các cơ sở chưa có ý thức phân loại CTNH ngay tại nguồn nên thường bị để lẫn với chất thải rắn sinh hoạt.

Nhìn chung các đơn vị sản xuất điện là các công ty nhà nước lớn có ý thức hơn trong việc tìm hiểu và tuân thủcác văn bản pháp quy so với các cơ sở tư nhân

và khối dịch vụ.

Có ba nhóm đối tượng cần nâng cao nhận thức về CTNH là cán bộ quản lý, các chủ vận chuyển, xử lý và chủ nguồn thải CTNH

a) Các khóa đào tạo sau nên được tổ chức định kỳ hàng năm:

- Khóa tập huấn về hướng dẫn khai báo và đăng ký chủ nguồn thải, chủ vận chuyển và chủ xử lý CTNH: đối tượng là các cán bộ phụ trách an toàn, phụ trách môi trường, lãnh đạo của các đợn vị thuộc ngành điện (thông tin các doanh nghiệp được phép vận chuyển , xửlý CTNH trên địa bàn tỉnh).

- Khóa tập huấn về nhận diện và phân loại CTNH tại các đơn vị.

b) Nội dung các khóa tập huấn về an toàn hóa chất cho

Đối tượng cán bộ quản lý

• Mục tiêu: Nâng cao trình độ, năng lực chuyên sâu về quản lý CTNH cho cán bộ quản lý công tác bảo vệ môi trường tại các đơn vị thuộc ngành điện tại Quảng Ninh.

• Yêu cầu tập huấn:

- Quy định pháp luật liên quan đến quản lý CTNH: ngưỡng CTNH, Thông tư 12/2011/TT-BTNMT

- Tính chất cơ bản của CTNH liên quan đến sức khỏe con người và môi trường.

- Phân lập và cách ly các dòng thải nguy hại. - Hướng dẫn đăng ký chủ nguồn thải.

- Biện pháp xử lý CTNH.

Đối tượng các nhân viên ngành điện trực tiếp tham gia sản xuất

* Mục tiêu: Thông tư 12/2011/TT-BTNMT * Yêu cầu tập huấn:

- Quy định pháp luật liên quan đến quản lý CTNH: ngưỡng CTNH theo QCVN 07:2009 về CTNH, Thông tư 12/2011/TT-BTNMT Hướng dẫn nhận diện quá trình phát sinh chất thải nguy hại trong hoạt động sản xuất.

- Tính chất cơ bản của CTNH liên quan đến sức khỏe và môi trường - Phân lập và cách ly các dòng thải nguy hại

c) Nâng cao nhận thức cộng đồng

Sự tham gia của cộng đồng là yếu tố quyết định mọi thành công trong công tác BVMT. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của toàn thể cán bộ công nhân viên trong các nhà máy, xí nghiệp, công ty, từđó nâng cao ý thức chấp hành, thực thi luật pháp, chính sách và triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý CTNH nói riêng... là nền tảng cơ bản cho thành công của công tác này. Đa dạng hóa các hình thức nâng cao nhận thức, có sự tham gia và phối kết hợp của các Sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, đoàn thể, hội…

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, tivi vể tác hại của các loại CTNH từ hoạt ngành điện

- Tuyên truyền tại cơ sởnhư trong nhà máy, khu dân cư lân cận

- Tuyên truyền trong các ngày lễ, phát động phong trào, ngày kỉ niệm tại đơn vị.

- Tổ chức các khóa đào tạo, lớp tập huấn cho các bộ công nhân viên về tầm quan trọng của công tác quản lý CTNH

- Tham gia vào các buổi mit tinh, lễphát động phong trào bảo vệ môi

Một phần của tài liệu Điều tra, thống kê, phân loại và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại của ngành điện trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)