Tác động ảnh hưởng đến môi trường, kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Điều tra, thống kê, phân loại và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại của ngành điện trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 64 - 66)

3. Hiện trạng phát triển ngành điện tại quảng ninh và định hướng phát

3.1.1 Tác động ảnh hưởng đến môi trường, kinh tế, xã hội

Đối với chất thải nói chung, chất thải nguy hại nói riêng nếu không được thu gom phân loại đúng cách ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng. Chất thải đi vào môi trường không khí, nước, và đất qua các quá trình tác động gây tác động mưa axit, không khí ô nhiễm gây các hô hấp, truyền nhiễm, ô nhiễm nước, không khí, đất đều gây ảnh hưởng độc cấp tính hoặc mãn tính đối với động, thực vật tùy thuộc vào nồng độ, chất ô nhiễm. Đối với sự gây ô nhiễm lâu dài cho động vật gây nên biến đổi gen, gây suy giảm chất lượng nòi giống không cao; bệnh tật gây hoang mang tâm lý cũng như tiêu tốn tiền của vào chữa bệnh. Cụ thể về một số chất thải gây các tác động dưới đây.

Chất thải dễ cháy và khi cháy có khả năng thải vào môi trường không chỉ là lượng nhiệt lớn từ quá trình cháy các loại vật liệu có nhiệt trị cao (dầu, nhiên liệu, dung môi), mà còn kèm theo việc phát tán vào môi trường. Đặc biệt nguy hiểm là các chất có độc tính cao đối với sức khỏe con người và môi trường như các hợp chất hữu cơ có trong dầu nhờn thải, dầu cắt gọt, hóa chất thải, hóa chất BVTV, kim loại nặng… Khi gặp mưa tràn xuống song, suối, ao hồ gây hại cho loài thủy sinh hoặc gây tích lũy trong các loài và đi vào cơ thểcon người.

Nhiều loại chất thải có khảnăng phản ứng với nhau tạo nên những sản phẩm có độc tính hoặc tính nguy hiểm cao, thậm chí còn cao hơn khi chưa tương tác.

Nhiều loại chất thải chứa các thành phần chưa được biết rõ tất cả các hợp phần trong đó, việc xử lý sự cố có thể sẽ dẫn đến hậu quả là xử lý không phù hợp hay tạo nên nguy hiểm thứ cấp

hay dầu có thể dẫn đến phá hủy đường xá hay các cơ sở hạ tầng mà xe chở CTNH chạy qua hay chủ nguồn thải rò rỉra môi trường.

PCBs - polyclorua biphenyl - là một hỗn hợp các chất aromatic, được sản xuất bằng cách clo hoá biphenyl, có công thức tổng quát là C12H10-nCln (n là số các nguyên tửCl, thay đổi từ1 đến 10)

PCB có đến 210 đồng phân, và độc tính của mỗi đồng phân phụ thuộc vào cấu trúc của nó. Các đồng phân của PCB có thể gây ra những tác động lâu dài (mãn tính), chủ yếu là khảnăng sinh sản và ung thư. Điều quan trọng là PCB có độ phân huỷ sinh học rất thấp. Số nguyên tử Cl có mặt trong PCB càng nhiều thì độ phân huỷ sinh học càng thấp. Độc tính của các đồng phân PCB phụ thuộc vào số lượng và vị trí thế của các nguyên tửCl. Độc nhất là những đồng phân có Cl ở các vị trí 2, 3,7 và 8 .

Trong dầu biến thế, PCB được sử dụng như là phụ gia có tính cách điện rất cao và thực hiện chức năng chống oxyhoá, có tên thương mại là Aroclor. Dầu biến thế được coi là một trong những nguồn gây ô nhiễm PCB lớn nhất. Việc thải dầu biến thế có chứa PCB đã gây nên những nguy cơ mắc ung thư cho con người và động vật thông qua các phương thức tiếp xúc (nhiễm) khác nhau.

Như trình bày ở trên, hiện nay trong phạm vi quản lý của Công ty điện Quảng Ninh có 12 máy biến thếđã qua sử dụng trong đó các máy này sau khi lấy mẫu dầu đi phân tích thì có nồng độ PCB >10PPM vượt ngưỡng chất thải cho phép quy định tại Quy chuẩn Việt Nam QCVN 07:2009/BTNMT. Tại thời điểm hiện tại Việt Nam chưa chủ động được công nghệ xử lý dầu thải có chứa PCBs. Vì thế nên hướng giải quyết tối ưu đối với dầu thải có PCB hiện tại vẫn là lưu trữ an toàn nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế. việc quản lý polyclorobiphenyl (PCB) trong dầu biến thế thải ra môi trường một cách thiếu kiểm soát sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻcon người, cụ thể là tiềm năng gây ung thư (carcinogen).

Đối với chất thải nguy hại không được quản lý và để thải bỏra môi trường gây tác động môi trường:

phá hủy các công trình xung quanh do khí có tính chất ăn mòn, gây độc cấp tính đối với nồng độ ô nhiễm cao

Đối với MT nước: Gây chết loài thủy sinh, vật nuôi phá hủy cân bằng sinh thái dưới nước gây hậu quả không thể nuôi trồng các loài thủy sinh trong khu vực bị ô nhiễm, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm….

Đối với MT đất: Gây chết cây trồng, vật nuôi làm suy thoái nguồn đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm

Nhìn chung khi CTNH gây ô nhiễm hậu quả thường rất nghiêm trọng mang rủi ro rất lớn, khắc phục hậu quả tốn nhiều tiền của cũng như công sức có những rủi ro phải trả bằng thảm họa môi trường cho nhiều đời sau.

Một phần của tài liệu Điều tra, thống kê, phân loại và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại của ngành điện trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)