5. Kết cấu đềtài
1.4. Những nghiên cứu liên quan
thương hiệu ngân hàng Thương Mại CổPhần An Bình”. Khóa luận tốt nghiệp, trường đại học kinh tếHuế. Logo, slogan, tên thương hiệu, trang phục
Trong đềtài nghiên cứu này, tác giảtập trung nghiên cứu đánh giá mức độnhận biết của người dân đối với thương hiệu ngân hàng Thương Mại CổPhần An Bình. Tác giảcho thấy có nhiều ngân hàng trên thịtrường nhưng nhiều người dân vẫn biết đến thương hiệu ngân hàng An Bình qua hệthống nhận diện thương hiệu. Những yếu tố giúp khách hàng nhận biết thương hiệu ngân hàng Thương Mại CổPhần An Bình được đềtài này nghiên cứu là: “Quảng bá thương hiệu”, “Tên thương hiệu”, “Logo”, “Slogan”, “trang phục nhân viên”. Đối chiếu với nghiên cứu các yếu tốcấu thành thương hiệu tác động đến mức độnhận biết TH QuếLâm Organic tại siêu thịQuế Lâm Huếthì yếu tốnhận biết thương hiệu như: “Tên thương hiệu”, “Logo”, “Slogan”, “quảng bá thương hiệu” có thểáp dụng vào mô hình nghiên cứu.
[2] Nguyễn ThịThúy Hằng. 2013. “Đánh giá mức độnhận biết thương hiệu
Hoàng Gia của công ty TNHH sơn Hoàng Gia trên địa bàn thành phốHuế”. Khóa luận tốt nghiệp, trường đại học Kinh TếHuế. Tên thương hiệu, logo, slogan, quảng cáo, bao bì
Trong đềtài nghiên cứu này, tác giảtập trung nghiên cứu vềmức độnhận biết của khách hàng nam đối với thương hiệu sơn Hoàng Gia chi nhánh Huế. Tác giả đã cho thấy được thương hiệu sơn Hoàng Gia được nhận biết qua nhiều yếu tố. Tác giảsử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thực địa nên kết quảsuy rộng cho tổng thể chưa cao, bởi có nhiều khách hàng nam không nhận biết được thương hiệu sơn Hoàng Gia. Những yếu tốgiúp khách hàng nhận biết thương hiệu sơn Hoàng Gia được đềtài này nghiên cứu là: “ Logo”, “Quảng cáo thương Hiệu”, “Tên thương hiệu”, “Câu khẩu hiệu”, “ Bao bì sản phẩm”. Đối với đềtài nghiên cứu mức độnhận biết thương hiệu QuếLâm Organic thì có thểáp dụng các yếu tốvề“Tên thương hiệu” “Logo”, “Slogan” và “Quảng cáo thương hiệu”.
1.5. Mô hình nghiên cứuđềxuất
Từnhững nghiên cứu trước đây, tôi rút ra mô hình nghiên cứu dựkiến bao gồm 4 yếu tố: “Tên thương hiệu”, “Logo”, “Slogan”, “Quảng bá” cho đềtài “Phân tích các
yếu tốcấu thành TH tác động đến mức độnhận biết TH QuếLâm Organic tại khu vực Thành phốHuế
Bốn yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu trong mô hìnhđược đo lường qua biến quan sát và yếu tố đánh giá chung được vềkhảnăng nhận biết được đo lường qua 22 biến như sau:
Bảng 4: Mô hình nghiên cứu dựkiến
STT Các thang đo Mã hóa
TÊN THƯƠNG HIỆU
1 Dễ đọc TH1 2 Dễnhớ TH2 3 Dễhiểu TH3 4 Dễliên tưở ng TH4 5Độc đáo,ấn tượng TH5 6 Ngắn gọn TH6 LOGO 1 Dễnhận biết LG1 2 Logo có sựkhác biệt LG2 3Ấn tượ ng LG3
4 Logo có màu sắc riêng biệt LG4
SLOGAN
1 Slogan dễhiểu SL1
2 Slogan dễnhớ SL2
3 Slogan ý nghĩa SL3
4 Slogan có tính hấp dẫn SL4
QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU
1 Quảng cáo có nội dung dễhiểu QB1
2 Khuyến mãi giảm giá QB2
3 Quảng cáo đúng thời điểm QB3 4 Tích cực tham gia các hoạt động cộngđồng QB4
STT Các thang đo Mã hóa
1 Tôi dễdàng nhận biết tên thương hiệu của tập đoàn ĐG1
2 Tôi dễdàng nhận biết Logo của doanh nghiệp ĐG2
3 Tôi dễdàng nhận biết Slogan của doanh nghiệp ĐG3
4 Tôi dễdàng nhận biết quảng cáo của doanh nghiệp ĐG4
5 Tôi dễdàng nhân biết thương hiệu của doanh nghiệp ĐG5
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘNHẬN BIẾT CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI THƯƠNG HIỆU QUẾLÂM ORGANIC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HUẾ
2.1. Sơ lược vềTập đoàn QuếLâm và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông sản hữu cơQuếLâm
Công ty cổphần Tập đoàn QuếLâm (Tập đoàn QuếLâm) được thành lập vào năm 2001, tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân QuếLâm. Lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất phân bón (NPK, hữu cơ, các chếphẩm sinh học phục vụnông nghiệp) và sản xuất, chếbiến các loại nông sản hữu cơ.
Năm 2003, DNTN QuếLâm được chuyển đổi mô hình thành Công ty cổphần Tập đoàn QuếLâm với một nhóm các cổ đông góp vốn nhằm mởrộng sản xuất kinh doanh cũng như tăng nguồn lực tài chính phục vụcho sựphát triển lâu dài với tổng giá trịtài sản trên 1600 tỷ đồng.
Qua 15 năm hình thành và phát triển, đến nay Tập đoàn QuếLâm đã có 12 công ty thành viên, trong đó có 7 nhà máy sản xuất phân bón trải đều khắp cảnước (Miền Bắc – Miền Trung – Tây Nguyên – Miền Nam) và 1 công ty chuyên nhập khẩu, phân phối sản phẩm phân bón QuếLâm tại thịtrường Campuchia.
Với năng lực sản xuất trên 500.000 tấn/ năm, hằng năm Tập đoàn QuếLâm sản xuất và tiêu thụra thịtrường hàng trăm nghìn tấn phân bón các loại (NPK, hữu cơ).
Tập đoàn có hệthống kênh phân phối tiêu thụsản phẩm trải dài trên 63 tỉnh thành của Việt Nam với 250 nhà phân phối cấp 1, hơn 2000 đại lý cấp 2, cấp 3 và xuất khẩu qua Lào, Campuchia; hệthống đối tác bán hàng là các công ty cao su thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Vingroup vềdựán trồng rau sạch, Tổng công ty chè, Tổng công ty cà phê, Hiệp hội tiêu Việt Nam,..
(Nguồn: trang web tập đoàn QuếLâm)
- Tên Công ty: Công ty CổPhần Tập Đoàn QuếLâm
- Tên gọi tắt: QuếLâm
- Trụsởchính: Lầu 9 - 14, tòa nhà VincomĐồng Khởi, số45A Lý TựTrọng và 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.
-Điện thoại: 028. 3 824 55 34 – 3 827 50 54 - Fax: 028. 3 822 59 54
- Website: http://www.phanbonquelam.com/
- E-Mail: pbquelam@gmail.com
- Tầm nhìn và sứmạng: Tập Đoàn QuếLâm trong quá trình phát triển luôn đặt yếu tốcông nghệlên hàng đầu, đặc biệt, đối với lĩnh vực sản xuất các sản phẩm phục vụnông nghiệp. Trong đó, chú trọng phát triển công nghệsinh học cũng như các công nghệmới có tính thân thiện và bảo vệmôi trường đểtạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có giá trịgia tăng lớn, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, cho doanh nghiệp và cho cảcộng đồng, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ, một môi trường trong lành, bền vững.
- Cơ cấu tổchức bộmáy tập đoàn:
Sơ đồ4: Cơ cấu bộmáy tập đoàn QuếLâm 2.2. Giới thiệu vềsiêu thịQuếLâm Organic
2.2.1. Lịch sửhình thành và phát triển
Là 1 trong 12 Công ty thành viên của Tập Đoàn QuếLâm, siêu thịNSHC QuếLâm khai trương ngày 7/1/2017, thuộc tập đoàn QuếLâm. Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ QuếLâm chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm hữu cơ, thực phẩm Global gap và thực phẩm an toàn.
- Tên Công ty: Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ QuếLâm.
- Tên viết tắt: QOA CO.LTD
- Ngày hoạt động: 9/01/2017
- Giấy phép kinh doanh: 3301541368 - Ngày cấp: 24/01/2014
- Số điện thoại: 090 586 8070
-Địa chỉ: 101 Phan Đình Phùng, Phường Vĩnh Ninh, Tp. Huế
- Giám đốc: Nguyễn Thành Trung.
- Logo:
- Email : quelamnshc@gmail.com
- website : http://quelamorganic.com/
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ
Công ty TNHH MTV NSHC QuếLâm là một siêu thịkinh doanh thương mại có đầy đủcác chức năng sau:
- Thực hiện chức năng lưu chuyển hàng hóa: Sản xuất ra sản phẩm là khâu đầu tiên, nhưng sản phẩm mới chỉlà sản phẩmởtrạng thái khảnăng, chỉkhi nào sản phẩm được đưa vào quá trình sửdụng (trong sản xuất hoặc tiêu dùng cá nhân) thì sản phẩm
mới thực sựtrởthành sản phẩm và quá trình sản xuất mới hoàn thành.
- Thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa một cách chuyên nghiệp, QuếLâm tổ chức quá trình lưu thông một cách hợp lý, nhanh chóng, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Công ty TNHH MTV NSHC QuếLâm là nhà cungứng hàng hóa cho khách hàng, do đó cần phải quan tâm đến giá trịsửdụng của hàng hóa và chi phí lưu thông hàng hóa đểcó giá cảhợp lý, khách hàng có thểchấp nhận được.
- Chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông: Quá trình sản xuất theo nghĩa rộng gồm 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi (lưu thông) và tiêu dùng. Bốn khâu này có quan hệmật thiết và tác động qua lại với nhau trong đó mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng là mối quan hệcơ bản nhất.
- Kinh doanh thương mại nằmởkhâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối, một bên là tiêu dùng sản phẩm. Trong quá trình traođổi hàng hóa, lưu thông sản phẩm từlĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng, doanh nghiệp thực hiện phân loại, chọn lọc, đóng gói, vận chuyển, dựtrữ, bảo quản sản phẩm, bảo hành sản phẩm…Đây chính là chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong quá trình lưu thông. Chức năng này nhằm hoàn thiện sản phẩmởdạng tốt nhất đểsản phẩm thích hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
- Chức năng dựtrữhàng hóa và điều hòa cung – cầu:
Chức năng của siêu thịlà mua bán và sản xuất hàng hóa vào đểcungứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng chất lượng, sốlượng,ởnhững nơi thuận tiện cho khách hàng. Nhờcó nguồn đầu vàoổn định mà siêu thịcó thểthỏa mãnđầy đủ, kịp thời vềnhu cầu hàng hóa của khách hàng. Nhờcó hệthống mạng lưới rộng (kho, trạm, siêu thị,…) mà doanh nghiệp có thể đảm bảo thuận lợi cho khách hàng mua những hàng hóa cần thiết, vừa tiết kiệm được thời gian, vừa không phải đi quá xa. Siêu thịlà một mắt xích quan trọng trong mạng lưới phân phối giữa siêu thịvới các nhà cung cấp và các bạn hàng của mình, từ đó có những thông tin liên kết giữa các bên trong quá trình mua bán, tư vấn cho người tiêu dùng và người sản xuất
Nhiệm vụ:
- Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, nên siêu thịnhận thức rõ tầm quan trọng chất lượng hàng hóa trong việc tạo dựng thương hiệu và uy tín của siêu thịnên siêu thịphải thực hiện nghiêm chỉnh những quy định chỉtiêu vềchất
lượng hàng hóa góp phần bìnhổn giá cảvà bảo vệquyền lợi người tiêu dùng.
- Tổchức hoạt động kinh doanh thường xuyên liên tục, tạo công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập, quyền lợi của người lao động, giảm tỷlệthất nghiệp nhằm góp phầnổn định xã hội
2.2.3. Phương châm hoạt động
Siêu thịNSHC QuếLâm là siêu thịbán lẻthuộc sởhữu của Công ty Cổphần Tập đoàn QuếLâm. Với phương châm nhằm phục vụngười dân có những sản phẩm tốt, an toàn mang thương hiệu Việt, tạo đà phát triển một thương hiệu thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, tựhào là hàng Việt Nam. Siêu thịNSHC QuếLâm ngày càng được nhiều khách hàng chọn lựa để đến mua sắm mỗi ngày. Thực phẩm tươi ngon, an toàn sức khỏe cùng với dịch vụchăm sóc khách hàng tốt, sựthân thiết của nhân viên là lí do siêu thịQuếLâm trởthành nơi khách hàng tin tưởng lựa chọn tiêu dùng.
2.2.4. Quyền hạn
Luật doanh nghiệp 2005 ghi nhận các quyền của doanh nghiệp tại Điều 8 với những nội dung sau:
- Doanh nghiệp được tựchủtrong họat động kinh doanh và phát triển thịtrường bằng các quyền cơ bản: Tựchủkinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mởrộng quy mô và ngành, nghềkinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cungứng sản phẩm, dịch vụcông ích; Chủ động tìm kiếm thịtrường, khách hàng và ký kết hợp đồng; Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
- Trong việc quản lý, điều hành nội bộ, doanh nghiệp được quyền tựquyết nhằm nâng cao khảnăng kinh doanh và năng lực cạnh tranh, bao gồm các quyền: Tựchủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệnội bộ; Chiếm hữu, sửdụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp; Chủ độngứng dụng khoa học công nghệhiện đại để nâng cao hiệu quảkinh doanh và khảnăng cạnh tranh; Tuyển dụng, thuê và sửdụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
- Các doanh nghiệp được quyền họat động trong môi trường kinh doanh lành mạnh, bìnhđẳng vàổn định. Theo đó, doanh nghiệp có quyền: Từchối mọi yêu cầu
Giám đốc Phòng kế toán Kho Quản lý siêu thị Quản lý
bán hàng Quản lýthu ngân
cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định; Khiếu nại, tốcáo theo quy định của pháp luật vềkhiếu nại, tốcáo; Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷquyền tham gia tốtụng theo quy định của pháp luật.
2.2.5. Các mặt hàng kinh doanh của siêu thị
Cơ cấu các mặt hàng bao gồm gạo hữu cơ QuếLâm, trà hữu cơ QuếLâm, café hữu cơQuếLâm, dầu lạc hữu cơ QuếLâm, thịt heo hữu cơ QuếLâm, các mặt hàng gia vị, trái cây trong nước và nhập khẩu, rau củquảhữu cơ Gloabal gap và rau an toàn, các loại thức uống, hàng mì khô các loại hàng đặt sản và các loại thực phẩm chức năng…
2.2.6. Cơ cấu tổchức bộmáy kinh doanh
: Quan hệtrực tuyến : Quan hệchức năng
Sơ đồ5: Mô hình cơ cấu tổchức của công ty
Giám đốc:
Người đứng đầu công ty đảm nhiệm công việc tổchức, quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, ra quyết định cuối cùng, thay mặt đại diện cho mọi quyền lợi của công ty trước pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước.
Trực tiếp chỉ đạo điều hành hoạt động của các bộphận: Kinh doanh, Kếtoán, Kho...các hoạt động khác từnhân viên trong công ty.
Quản lý tiền, hàng hóa, tài sản…, thực hiện đầy đủcác nghiệp vụkếtoán tài chính theo đúng quy định của Nhà. Thực hiện đối chiếu công nợ định kỳvới các đơn vịcủa chi nhánh. Xây dựng kếhoạch chi phí hàng tháng trình Giámđốc phê duyệt. Thực hiện công tác thanh quyết toán tổng công ty
Kho:
Chịu trách nhiệm kiểm kê hàng hóa hàng ngày như sốlượng hàng nhập, hàng hủy…Phối hợp với nhân viên bán hàng xuất hàng khi bán. Theo dõi sốlượng hàng hóa trong kho đểbáo cáo việc lưu chuyển của hàng hóa mức độtiêu thụhàng, các mặt hàng chính của công ty
Ngoài ra kho còn chịu trách nhiệm chếbiến, đóng gói hàng hóa trước khi đưa ra siêu thị
Quản lý siêu thị:
Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý siêu thị. Xây dựng kếhoạch tăng trưởng, tìm kiếm thịtrường, thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá…
Phối hợp với kho kiểm tra hàng hóa đểnhập hàng hóa
2.2.7. Khách hàng
Khách hàng của công ty là khách hàng mẹvà bé, phụnữmăng thai, khách hàng trung niên và những người quan tâm đến thực phẩm sạch. Đặc biệt khách hàng chính của siêu thịlà các trường mầm non, một sốnhà hàng và những khách hàng có thu nhập khá, trung bình, bên cạnh đó công ty vẫnđápứng một lượng nhỏkhách hàng có thu nhập thấp. Đa phần khách hàng của công ty là khách hàng thuộc địa bàn thành phố Huếchiếm 87%. Trong đó khách hàng có thu nhập khá chiếm 56,6%, thu nhập trung bình chiếm 33,3% và thu nhập thấp chiếm 10%. Khách hàng vãng lai chiếm 13% trong đó một lượng không nhỏlà khách hàng nước ngoài và khách du lịch đến tham quan và mua sắm tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua thực tế, ta thấy rằng khách hàng đến với siêu thịthuộc mọi lứa tuổi, nhưng chiếm tỷlệcao từ23 – 35. Ngoài ra còn một số khách hàng đã vềhưu và những sinh viên, học sinh với khảnăng mua sắm hạn chế đến tham quan và giải trí tại siêu thị. Do chất lượng hàng hóa đảm bảo, giá cảhợp lý, vịtrí thuận lợi nên siêu thị đã thu hútđược bộphận khách hàng nước ngoài và không
ít trong sốhọ đã trởthành khách hàng quen thuộc của siêu thị
2.2.8. Đối thủcạnh tranh
Nhu cầu vềtiêu dùng thực phẩm sạch ngày càng tăng, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt đểcó được chỗ đứng trên thịtrường. Hiện nayởtỉnh Thừa Thiên Huếthì chợvà các cửa hàng bán lẻ ởmọi nơi là bộphận không thểthiếu trong hoạt động kinh doanh bán lẻcung cấp những mặt hàng đa dạng cho người tiêu dùng.
Đối thủcạnh tranh của công ty được chia làm 2 loại:
Đầu tiên là cạnh tranh với các siêu thị, đối thủcạnh tranh này có cách tiếp cận khác nhau nhưng không ngoài khảnăng là làm hài lòng khách hàng mục tiêu trên thị trường. Một sốsiêu thịtrên địa bàn thành phốHuếnhư: siêu thịBigC, vincom, Co.opmart...
Thứhai là cạnh tranh với các loại hình bán lẻ. Các loại hình kinh doanh này với ưu điểm là cơ chếkinh doanh gọn nhẹ, linh hoạt, thu hút được một lượng khá lớn khách hàng có nhu cầu nhanh chóng, đòi hỏi sựthuận tiện. Công ty chịuảnh hưởng khá mạnh loại hình này, cạnh tranh với công ty khá mạnh vềthời gian, địa điểm, giá cả, v.v. Đây sẽlà động lực đểcông ty không ngừng đổi mới và phát triển.