Tạo động lực làm việc bằng công cụ tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ y tế tại bệnh viện thanh nhàn (Trang 32 - 34)

a) Tiền lương

Tiền lương là một trong những bộ phận quan trọng để tạo động lực cho người lao động, nó đóng vai trò kích thích người lao động hoàn thành công việc có hiệu quả cao. Đối với người lao động, mức lương nhận được càng cao thì sự hài lòng về công việc càng được tăng cường, giảm lãng phí giờ công, ngày công. Họ sẽ ngày càng gắn bó với tổ chức, tăng năng suất lao động cá nhân, chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức. Khi người lao động làm việc tích cực hơn và sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn cần phải được thù lao nhiều hơn. người lao động luôn mong muốn nhận được thù lao tương xứng và các

23 khoản thù lao đó phải được phân phối công bằng.

b) Tiền thưởng

Tiền thưởng giúp người lao động cố gắng, nỗ lực hết mình trong khi thực hiện công việc, thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, kích thích người lao động thực hiện công việc tốt hơn mức tiêu chuẩn.

Để có thể phát huy và tăng cường hiệu quả của tiền thưởng đối với vấn đề tạo động lực, nhà quản lý phải chú ý tới một số vấn đề sau: Xác định đúng đắn và hợp lý các vấn đề chi trả; Điều kiện thưởng và mức thưởng; Các hình thức thưởng.

c) Các phúc lợi

Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động như: bảo hiểm sức khỏe; bảo hiểm xã hội (BHXH); tiền lương hưu; tiền trả cho những ngày nghỉ lễ, nghỉ phép; các chương trình giải trí, nghỉ mát; nhà ở; phương tiện đi lại và các phúc lợi khác gắn liền với các quan hệ làm việc hoặc là thành viên trong tổ chức. Có hai loại phúc lợi cho nhân viên.

Phúc lợi bắt buộc: là các khoản phúc lợi tối thiểu mà các tổ chức phải đưa ra theo yêu cầu của pháp luật. Nó có thể là các loại bảo đảm, BHXH, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế (BHYT).

Phúc lợi tự nguyện: là các phúc lợi mà tổ chức đưa ra tùy thuộc vào khả năng kinh tế của họ và sự quan tâm của người lãnh đạo ở đó. Nó bao gồm các loại sau: Các phúc lợi bảo hiểm: Bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm mất khả năng lao động; Các phúc lợi bảo đảm: bảo đảm thu nhập, bảo đảm hưu trí; Tiền trả cho những thời gian không làm việc: do thỏa thuận ngoài mức quy định của pháp luật như nghỉ phép, nghỉ giữa ca, tiền đi du lịch...; Phúc lợi do lịch làm việc linh hoạt.

Việc cung cấp các loại phúc lợi có ý nghĩa sau: Phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống cho nhân viên như hỗ trợ tiền mua nhà, mua xe, tiền khám chữa bệnh...; Phúc lợi làm tăng uy tín của cơ quan, làm cho nhân viên thấy phấn chấn từ đó giúp tuyển mộ tuyển chọn và giữ gìn một lực lượng lao động có trình độ cao; Góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cá

24 nhân sẽ thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động. Đặc biệt phúc lợi còn giúp giảm bớt gánh nặng của xã hội trong việc chăm lo cho cá nhân như BHXH, BHYT.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ y tế tại bệnh viện thanh nhàn (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)