Tạo động lực làm việc bằng công cụ phi tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ y tế tại bệnh viện thanh nhàn (Trang 34 - 35)

a) Môi trường làm việc thuận lợi

Khi được làm việc trong môi trường thuận lợi, người lao động sẽ cảm thấy thoải mái về tình thần giảm căng thẳng, mệt mỏi, có khả năng phục hồi khả năng làm việc cao. Từ đó động lực lao động sẽ tăng lên.

Để tạo môi trường làm việc thuận lợi tổ chức cần: Tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động. Đảm bảo các điều kiện cần thiết về y tế: nhằm thỏa mãn nhu cầu an toàn sức khỏe của người lao động. Đảm bảo chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý: Nhằm giúp người lao động không chán nản và mệt mỏi đối với công việc.

Để thực hiện tốt nội dung trên tổ chức cần thành lập bộ phận phụ trách an toàn và sức khỏe. Khi quy mô tổ chức đủ lớn cần thành lập bộ phận y tế và mạng lưới an toàn vệ sinh riêng ngay trong tổ chức.

b) Công việc, cơ hội học tập và thăng tiến

Trong hệ thống các nhu cầu của người lao động, nhu cầu tự hoàn thiện là nhu cầu bậc cao. Việc tạo sự phát triển cá nhân của người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu đó của người lao động. Vậy tổ chức cần tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho người lao động phát triển qua các hoạt động như đề bạt, bổ nhiệm, đào tạo, mở rộng công việc cho người lao động, giao các công việc có tính thách thức cho người lao động, tạo điều kiện để phát triển thương hiệu cá nhân của người lao động. Đặc biệt việc bổ nhiệm chức vụ phải được xem xét một cách nghiêm túc, công bằng, tiến hành công khai trong tập thể lao động dựa trên những đóng góp, thành tích và kết quả thực hiện công việc và năng lực của người lao động nhằm đề bạt đúng người, phù hợp với vị trí công việc và được mọi người ủng hộ.

25

c) Lãnh đạo trực tiếp và đồng nghiệp

Chính sách quản lý và các hành vi giao tiếp giữa quản lý và người lao động sẽ có tác dụng kích thích động lực làm việc hoặc cản trở động lực này của nhân viên. Một phong cách quản lý thoáng trên cơ sở đối xử công bằng vô tư với tất cả các thành viên trong tổ chức sẽ tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, người lao động không bị ức chế do các hành vi quản lý bất công bằng gây ra.

Kinh nghiệm và phong cách lãnh đạo tác động trực tiếp đến động lực tinh thần làm việc của người lao động. Một lãnh đạo có kinh nghiệm và phong cách lãnh đạo tốt sẽ biết cách làm việc hiệu quả với các nhóm người lao động khác nhau với tâm lý và khát vọng khác nhau. Ngược lai một lãnh đạo thiếu kinh nghiệm, lại có phong cách lãnh đạo theo kiểu chuyên quyền, độc đoán có thể làm cho người lao động sợ hãi , thực hiện các nhiệm vụ được giao như là một sự ép buộc, nghĩa là thiếu động lực thực sự để làm việc.

Sự quan tâm và tôn trọng người lao động của các nhà quản lý cho người lao động có cảm giác là người quan trọng của tổ chức và tổ chức cần họ, quan tâm đến họ. Tất cả những điều này đều có tác dụng tạo động lực làm việc cho nhân viên.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ y tế tại bệnh viện thanh nhàn (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)