a) Thực trạng tạo động lực lao động qua tiền lương
Tiền lương, tiền công là phần cơ bản nhất trong thu nhập của Cán bộ y tế, giúp cho họ và gia đình trang trải các chi tiêu, sinh hoạt, dịch vụ cần thiết, tiền lương kiếm được ảnh hưởng đến địa vị của cá nhân trong gia đình, địa vị của họ trong tương quan với các bạn đồng nghiệp cũng như giá trị tương đối của họ đối với tổ chức và đối với xã hội. Khả năng kiếm được tiền lương cao hơn sẽ tạo ra động lực thúc đẩy cá nhân ra sức học tập để nâng cao giá trị của họ đối với tổ chức thông qua sự nâng cao trình độ và đóng góp cho tổ chức. Trên cơ sở nguyên tắc trả theo quy định của Nhà nước và của ngành y tế, tiền lương trả cho người lao động bao gồm 2 phần: lương cơ bản và lương tăng thêm.
* Tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương:
Quỹ tiền lương kế hoạch:
Được xác định theo quy định tại Nghị định Số: 38/2019/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2019 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung từ ngày 01 tháng 7 năm 2017 là 1.490.000 đồng/tháng áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức (Sẽ được điều chỉnh khi có Nghị định mới). Hệ số lương cấp bậc bình quân & Hệ số phụ cấp lương: Các khoản phụ cấp lương (gồm
41 phụ cấp chức vụ, phụ cấp kiêm nhiệm), các khoản phụ cấp độc hại và phụ cấp khác theo chế độ hiện hành của nhà nước.
Quỹ tiền lương thực hiện:
Quỹ tiền lương từ nguồn kinh phí hoạt động và quỹ lương từ hoạt động cung ứng dịch vụ. Tùy theo kết quả nguồn thu viện phí và thu hoạt động dịch vụ, tổng quỹ lương thực hiện được tính không quá 3 lần (trong đó 1 lần lương hiện hưởng và tăng thêm không quá 2 lần).
- Trường hợp quỹ lương thực hiện thấp hơn quỹ lương kế họach, chênh lệch thấp hơn được bù đắp từ quỹ dự phòng ổn định thu nhập.
- Trường hợp quỹ lương thực hiện cao hơn quỹ lương kế hoạch, chênh lệch cao hơn đó chuyển sang quỹ dự phòng ổn định thu nhập.
Phương án tiền lương:
Trước hết bảo đảm mức lương tối thiểu và các chế độ phụ cấp do Nhà nước quy định cho số lao động trong biên chế và lao động hợp đồng không xác định thời hạn. Tiền thu nhập tăng thêm được tính theo nguyên tắc đơn vị nào, người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được hưởng nhiều hơn. Phương án thu nhập tăng thêm hoặc hỗ trợ thu nhập được thống nhất trong Ban Giám đốc Bệnh viện, Hội đồng thi đua khen thưởng và được thay đổi phù hợp theo tình hình tài chính thực tế trên nguyên tắc công bằng, công khai, dân chủ. Đi công tác được giữ nguyên thu nhập tăng thêm. Nghỉ đẻ, nghỉ ốm, đi học, nghỉ phép: Nghỉ ngày nào trừ thu nhập tăng thêm ngày đó.
Phương thức chi trả lương:
- Phần tiền lương cố định và phụ cấp lương được chi trả một lần hàng tháng:
+ Chi lương cơ bản theo ngạch bậc cho tất cả các cán bộ, viên chức theo mức lương tối thiểu chung. Cách tính: Lương cơ bản = (hệ số lương + phụ cấp) x 1.490.000 vnđ
42 + Chi phụ cấp lương gồm: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp độc hại và các loại phụ cấp khác theo chế độ Nhà nước quy định hiện hành.
+ Chi phụ cấp chức vụ từ nguồn thu của bệnh viện cho các đối tượng sau (mức chi phụ cấp này không tham gia đóng bảo hiểm):
Trưởng đơn nguyên, bộ phận 0.4
Phó đơn nguyên, bộ phận 0.3
Điều dưỡng trưởng đơn nguyên, bộ phận 0.3
Tổ trưởng đội xe, Tổ trưởng tổ bảo vệ, tổ công tác xã hội 0.3
+ Đối tượng không làm trực tiếp không được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề, được Bệnh viện hỗ trợ thu nhập bằng 40% mức lương tháng: 20% từ quỹ ổn định thu nhập, 20% từ nguồn thu dịch vụ. Đơn nguyên Hồi sức tích cực ngoại được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp trách nhiệm mức tương đương khoa Hồi sức tích cực.
+ Đối với lao động hợp đồng do Giám đốc bệnh viện ký: hưởng phụ cấp ưu đãi nghề như cán bộ viên chức.
+ Các khoản đóng góp theo lương: BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí công đoàn được trích theo chế độ hiện hành.
- Trả công lao động cho các khoa phòng làm dịch vụ:
+ Đối với đơn vị trực tiếp làm: Đối với các khoản thu dịch vụ của các khoa, phòng thực hiện được lấy từ số liệu trên phần mềm quản lý Bệnh viện, được xác nhận bởi phòng Công nghệ thông tin, kế hoạch tổng hợp và phòng Tài chính kế toán.
Công thức chung tính cho tất cả các dịch vụ:
Tiền công lao động =
Doanh thu
(Là số tiền thu dịch vụ các khoa, phòng thực hiện)
43 + Đối với các Đề án liên doanh, liên kết: mức chi trả theo đề án đã xây dựng.
+ Đối với một số dịch vụ y tế khác (Siêu âm, chụp cắt lớp) do đặc thù công việc mức chi trả theo mức hưởng/ca
+ Đối với các dịch vụ y tế PHCN (xoa bóp, bấm huyệt): người thực hiện hường 60% doanh thu
+ Đối với các đơn vị phối hợp:
Đơn vị Mức hưởng
Ban tổ chức điều hành 5% (DThu-CPhí)
Chi cho phòng TCKT 1,5% (DThu-CPhí)
Chi cho phòng KHTH 0,35% (DThu-CPhí)
(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ Bệnh viện) * Thu nhập tăng thêm
Mức chi lương tăng thêm cho từng Bác sĩ dựa trên nguyên tắc hiệu quả công việc, trên cơ sở bình xét cuối quý của Hội đồng thi đua khen thưởng. Tùy thuộc vào mức độ kinh phí chênh lệch thu chi của Bệnh viện hàng quý để quyết định mức chi lương tăng thêm cho từng loại A, B, C, sao cho tổng thu nhập bình quân cả năm không quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định.
Hàng tháng, Phòng tài chính kế toán trình Hội đồng Thi đua khen thưởng kết quả hoạt động của bệnh viện, phần chênh lệch thu chi sẽ được chi trả: Chi trả thu nhập tăng thêm: 60%. Trích lập các quỹ: 40%. Việc thực hiện chi trả thu nhập cho người lao động như sau:
Nguyên tắc chung: Đảm bảo quyền lợi người bệnh, Đảm bảo quyền lợi người lao động. Khuyến khích khoa phòng cùng Bệnh viện phát triển
Nguyên tắc chi trả: Hàng tháng bệnh viện thực hiện chi trả 90% quỹ thu nhập tăng thêm và sẽ thực hiện quyết toán 10% còn lại vào cuối niên độ.
44 Trong quá trình xây dựng cơ chế chi trả thu nhập tăng thêm phải đảm bảo nguyên tắc: Thu nhập tăng thêm của lãnh đạo khoa, phòng có trình độ chuyên môn cao nhất ko được cao hơn gấp 3 lần thu nhập tăng thêm của nhân viên có trình độ chuyên môn thấp nhất. Thu nhập tăng thêm của lãnh đạo khoa, phòng ko được cao hơn gấp 2 lần thu nhập tăng thêm bình quân của khoa, phòng. (theo tiết b khoản 3 điều 12 Chương II Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015):
Thu nhập tăng thêm của từng cá nhân = (P/R) x Rd
Trong đó:
R: Tổng tích số P: Tổng thu nhập tăng thêm của khoa phòng Rd: Tích số của từng
cá nhân
Rd = (K1+K2+K3) x K4 x số ngày công lao động
Mặc dù mức thu nhập tăng thêm của các Bác sĩ hàng tháng không cao, nhưng đều này đã chứng tỏ sự quan tâm của Lãnh đạo Bệnh viện cũng như khả năng tài chính của Bệnh viện có thể đáp ứng phần nào nhu cầu vật chất và tinh thần của đội ngũ Bác sĩ, khuyến khích, tạo động lực lao động cho họ.
Căn cứ kết quả hoạt động tài chính hàng tháng, quý của đơn vị, nhằm động viên kịp thời người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, Giám đốc Bệnh viện sẽ tạm chi trước thu nhập tăng thêm cho Cán bộ y tế. Sau khi quyết toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt và xác định được chính xác số chênh lệch thu lớn hơn chi, Giám đốc Bệnh viện thực hiện chi trả tiếp thu nhập tăng thêm theo chế độ quy định cho Cán bộ y tế. Trường hợp đơn vị đã tạm chi vượt quá số chênh lệch thu lớn hơn chi, dành để chi thu nhập tăng thêm theo Quy chế chi tiêu nội bộ, thì số chi vượt quá sẽ trừ vào số chi thu nhập tăng thêm của năm sau. Các Cán bộ y tế không phải hoàn lại số tiền thu nhập tăng thêm đã tạm ứng.
45 Chi phụ cấp cho các chức danh khác tại bệnh viện Thanh Nhàn:
STT Chức danh Số tiền (Đồng/tháng)
1 Bí thư đảng ủy 1.000.000
2 Phó bí thư
Ủy viên thường vụ
800.000 700.000 3 Đảng ủy viên Bí thư chi bộ 500.000 300.000 4 Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên 300.000
* Tiền trực; tiền làm thêm giờ; phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật
Tiền trực
Thực hiện theo Quyết định số: 73/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/12/2011. Đối tượng được hưởng phụ cấp là những người đang hưởng tiền lương, tiền công tại bệnh viện và đang thực hiện nhiệm vụ thường trực chuyên môn tại bệnh viện. Những người tham gia trực vi phạm nội quy về giờ giấc, rời bỏ vị trí trực bệnh viện sẽ phạt cắt lương thêm và kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm.
Chế độ phụ cấp thường trực:
- Trực 24/24 giờ mức hưởng 115.000 đồng/người/phiên trực. - Trực 12/24 giờ mức hưởng bằng 0.5 lần mức trực 24/24 giờ. - Trực 16/24 giờ mức hưởng bằng 0.75 lần mức trực 24/24 giờ.
Nếu thường trực tại khu Hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt mức phụ cấp bằng 1.5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hàng tuần thì mức phụ cấp trực bằng 1.3 lần mức quy định trên; trực vào ngày lễ, tết mức phụ cấp trực bằng 1.8 lần mức quy định trên.
Chế độ nghỉ bù sau phiên trực 24/24 giờ: Trực ngày thường, thứ 7, chủ nhật được nghỉ bù 1 ngày. Trực ngày lễ được nghỉ bù 2 ngày và hưởng nguyên lương. Trường hợp trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.
46 Chế độ phụ cấp chống dịch thực hiện theo Quyết định số: 73/2011/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/12/2011.
Đối với học viên, sinh viên tham gia trực cấp cứu tại Bệnh viện hỗ trợ 25.000đ/người/ca.
Tiền làm thêm giờ:
Người lao động phải làm thêm giờ trong ngày thường, ngày nghỉ hàng tuần, lễ, tết thì được bố trí nghỉ bù những ngày tiếp theo, nếu không thể bố trí được nghỉ bù thì sẽ được thanh toán tiền thêm giờ theo quy định chung của Nhà nước. Người lao động không nghỉ bù sau phiên trực (do yêu cầu công việc) được hưởng chế độ làm thêm giờ trong ngày thường. Điều kiện chi trả:
+ Có bảng chấm công làm thêm giờ
+ Có phiếu báo làm thêm giờ do trưởng (phó) khoa Phòng, Đơn nguyên, trực lãnh đạo, trực cột I Nội, Ngoại ký và phải được Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) duyệt. Thời gian làm thêm không quá 200 giờ/năm. Trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ/năm và phải báo cáo xin ý kiến cơ quan cấp trên theo Luật Lao động.
+ Trường hợp làm thêm ngày Thứ 7, chủ nhật: tùy theo tình hình số lượng bệnh nhân đến khám để có mức chi phù hợp cho người lao động.
Tiền phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật:
Quyết định số: 73/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/12/2011, định mức chi chi tiết ở phụ lục 3.
Mức phụ cấp thủ thuật bằng 0.3 lần mức phụ cấp phẫu thuật cùng loại. Phương thức chi: Phẫu thuật viên phân loại ca mổ, Khoa Gây mê hồi sức vào bảng kê và trình Phòng KHTH, TCKT trước khi trình Ban giám đốc phê duyệt và chi theo tháng. Đối với những ca mổ nặng, phức tạp tốn nhiều thời gian và công sức. Giám đốc bệnh viện quy định cho 1 số ca mổ được hưởng phụ cấp tăng thêm (có quyết định riêng), song mức tăng thêm không quá từ 0,5 đến 2 lần ca phẫu thuật cùng loại.
47
Tiền thưởng thêm được chi từ quỹ lương tăng thêm:
Đối với Bác sĩ trực tiếp làm công tác khám chữa bệnh tại các khoa lâm sàng và cận lâm sàng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định tại Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập [19] Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC của Bộ Nội vụ - Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thực hiện Nghị định số 56/2011/NĐ-CP. Tùy theo mức độ vất vả, nguy cơ lây nhiễm của các Cán bộ y tế ở từng khoa lâm sàng, cận lâm sàng Bệnh viện Thanh Nhàn sẽ tính mức phụ cấp ưu đãi nghề phù hợp theo quy định từ 40% - 70%.
Ngoài phụ cấp ưu đãi nghề, các Bác sĩ còn được hưởng phụ cấp thâm niên công tác đối với các Cán bộ y tế đạt bậc 9 của chức danh Bác sĩ hạng III, Bác sĩ hạng II. Sau khi nâng bậc lương đến mức cuối của chức danh, Bác sĩ sẽ được cộng thêm 5% vào hệ số lương, sau đó cứ mỗi năm Bác sĩ sẽ được cộng thêm 1% phụ cấp thâm niên vượt khung.
Bên cạnh đó Cán bộ y tế làm việc tại các khoa lâm sàng còn được hưởng phụ cấp độc hại tùy theo tính chất công việc và được chi trả tiền trực theo quy định của nhà nước tại Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức [20].
b) Thực trạng tạo động lực làm việc cho Cán bộ y tế qua công tác khen thưởng
Triển khai các tiêu chuẩn, điều kiện về khen thưởng đã góp phần thúc đẩy đội ngũ Bác sĩ nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, những cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sẽ được bình xét đề nghị tặng Giấy khen của Giám đốc Sở Y tế. Những cá nhân có 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ được bình xét đề nghị tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố. Tuỳ vào thành tích của các cá
48 nhân sẽ đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phù hợp.
Bệnh viện Thanh Nhàn đã chú trọng khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân có thành tích, khen thưởng người lao động trực tiếp góp phần động viên, nêu gương kịp thời và thiết thực trong cơ quan. Kinh phí, quà tặng kèm theo danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước.
* Khen thưởng cho các đơn vị và cá nhân trong Bệnh viện Nguyên tắc:
- Khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài Bệnh viện theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của bệnh viện.
- Sử dụng quỹ khen thưởng để chi khen thưởng cho thành tích khen thưởng của Công đoàn, Đoàn Thanh niên
- Đối tượng: các khoa, phòng, CC, VC, NLĐ trong bệnh viện.
- Mức chi: Mức khen thưởng thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước
* Khen thưởng cho các đơn vị và cá nhân ngoài Bệnh viện có nhiều đóng góp vào các hoạt động của Bệnh viện
Nguyên tắc: Kết thúc mỗi năm, các khoa, phòng trong Bệnh viện tổng hợp và đề xuất các tập thể và cá nhân ngoài Bện viện đã có thành tích đóng góp cho hoạt động của bệnh viện, được Giám đốc Bệnh viện phê duyệt. Mức chi: Căn cứ vào mức độ đóng góp của các tập thể, cá nhân và nguồn kinh phí của bệnh