a, Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá Cán bộ y tế
Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động rất quan trọng trong hệ thống quản trị nguồn nhân lực trong Bệnh viện, nhằm phản ánh chính xác kết quả thực hiện công việc của Cán bộ y tế, làm cơ sở cho Lãnh đạo Bệnh viện đưa ra các quyết định liên quan đến công tác tiền lương, thưởng, thăng tiến, đào tạo…nhằm tạo động lực làm việc cho Cán bộ y tế. Tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc tại Bệnh viện
79 như sau:
Thứ nhất phải xây dựng bản tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng chức danh cụ thể làm cơ sở để xác định mức độ hoàn thành công việc.
Thứ hai trong công tác đánh giá đòi hỏi người đánh giá phải là người khách quan, công tâm, không được lợi dụng công tác đánh giá để trù ép, gây khó khăn cho Cán bộ y tế, không được lấy việc công trả tư thù. Đánh giá nên kết hợp hình thức đánh giá chủ quan của bản thân Cán bộ y tế các phòng ban với đánh giá của lãnh đạo và đánh giá của đồng nghiệp.
Thứ ba cần lưu ý đối với Cán bộ y tế làm việc trong khối phòng ban có đặc thù làm công việc hành chính nên công tác đánh giá có thể thực hiện theo tuần, tháng, quý. Việc thực hiện đánh giá theo phương thức này có thể giúp lãnh đạo phòng kịp thời phát hiện những sai xót giúp Cán bộ y tế chỉnh sửa để hoàn thành công việc tốt hơn.
Thứ tư, thông qua kết quả đánh giá để thực hiện khen thưởng, kỷ luật, thực hiện công tác nhân sự trong đó quan trọng nhất là công tác quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng. Không thể tiến hành quy hoạch cũng như đào tạo cho những Cán bộ y tế yếu kém, không có ý thức tự vươn lên và cố gắng hết mình trong công việc; không thể đưa đi đào tạo những Cán bộ y tế kém nhiệt huyết, không có ý thức trong học tập nâng cao trình độ, như vậy sẽ gây lãng phí về thời gian và tiền bạc của Bệnh viện.
Bệnh viện cũng có thể áp dụng linh hoạt các hình thức đánh giá để có thể tìm ra kết quả chính xác nhất, như kết hợp việc đánh giá của quản lý trực tiếp với việc đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong một đơn vị và với việc bản thân Cán bộ y tế tự nhận xét đánh giá về mình. Công tác đánh giá cũng cần được tiến hành thường xuyên hơn chứ không phụ thuộc vào cuối năm. Đánh giá theo nhiệm vụ được giao, đánh giá theo tháng, đánh giá đột xuất.
Tóm lại từ kết quả của hoạt động đánh giá, Lãnh đạo có cái nhìn tổng thể nhất về đội ngũ Cán bộ y tế của mình, từ đó xây dựng kế hoạch, chiến lược đúng đắn phù hợp nhằm khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh, tập trung được nguồn lực cho mục tiêu phát triển chung của Bệnh viện.
80
b, Giải pháp nâng cao hiệu quả công việc, đào tạo bồi dưỡng, tạo cơ hội học tập và thăng tiến cho Cán bộ y tế
• Nâng cao hiệu quả công việc
Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Với mỗi Cán bộ y tế khi tuyển dụng, cần xây dựng vị trí việc làm, cần có bảng mô tả vị trí việc làm cụ thể, phù hợp. Mô tả vị trí việc làm là cách xây dựng đội ngũ Cán bộ y tế mang tính chuyên nghiệp hóa trong công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân.
Thứ nhất, bệnh viện cần sửa đổi chính sách bố trí, sắp xếp nhân sự một cách phù hợp để tạo say mê, hứng thú cho Cán bộ y tế. Chính vì vậy, Lãnh đạo bệnh viện cần chủ động hơn trong công tác bố trí, sắp xếp Cán bộ y tế theo trình độ, chuyên môn của mỗi cá nhân.
Thứ hai, phân công, bố trí công việc cho Cán bộ y tế phải gắn chặt thẩm quyền và trách nhiệm nhằm khích lệ Cán bộ y tế làm việc hăng say, nhiệt tình, chủ động, tích cực và sáng tạo trong công việc. Đây chính là nguồn động lực to lớn xuất phát từ bản thân mỗi Cán bộ y tế. Đó là nguồn động lực bền chặt mang lại lợi ích cho cá nhân và tổ chức.
Thứ ba, bệnh viện cần sắp xếp thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi một cách tích cực và hiệu quả hơn. Thời gian hoàn thành công việc cần được khai thác triệt để hơn để làm các công việc mang tính cá nhân, hiệu suất sử dụng thời gian để giải quyết công việc của viên chức cần được thực hiện một cách thực chất hơn, trong vòng 8 tiếng, có thể để Cán bộ y tế tiến hành công việc của mình một cách chủ động. Thông qua các chế tài như trong các quy chế cần quy định rõ trách nhiệm của Lãnh đạo và Cán bộ y tế, có thể làm việc không cần đủ 8 tiếng nhưng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ công việc một cách hiệu quả, tránh tình trạng lạm dụng thời gian làm việc.
Thứ tư, để tăng cường nhận thức của Cán bộ y tế về trách nhiệm với công việc thì lãnh đạo Bệnh viện cần xây dựng những mục tiêu ngắn hạn trong trung
81 và dài hạn, đồng thời phổ biến tới toàn thể Cán bộ y tế Bệnh viện nắm được và cùng nhau thực hiện mục tiêu đó. Khi đã hiểu được về sứ mạng, mục tiêu chung của Bệnh viện, mỗi Cán bộ y tế sẽ tự ý thức được trách nhiệm của mình, từ đó định hướng hành động, định hướng mục tiêu của cá nhân mình cùng hướng với mục tiêu của tổ chức và nỗ lực phấn đấu để hoàn thành mục tiêu.
• Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo cơ hội học tập cho Cán bộ y tế
Đào tạo đội ngũ chuyên môn cao, chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, tạo được niềm tin và uy tín của bệnh viện đối với người bệnh, và năng lực cạnh tranh với các bệnh viện công lập tuyến trên, cùng cấp hay các bệnh viện ngoài công lập. Do đó việc Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ y tế có vai trò quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào, tạo cơ hội học tập là biện pháp tạo động lực quan trọng cho đội ngũ Cán bộ y tế. Vì khi Cán bộ y tế có những cơ hội được đào tạo để tiếp tục nâng cao kiến thức, trình độ năng lực chuyên môn và hoàn thiện bản thân thì họ sẽ có được động lực làm việc tích cực, hăng say, nỗ lực hơn trong quá trình làm việc. Trước yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo cơ hội học tập cho Cán bộ y tế, cần tập trung một số nội dung sau:
Thứ nhất, bệnh viện cần xác định đúng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng tránh trường hợp đào tạo lệch hướng, không sát với nhu cầu thực tế và gây ra lãng phí trong sử dụng nguồn lực. Có thể chia thành hai loại nhu cầu: nhu cầu của cán bộ quản lý và nhu cầu của nhân viên y tế. Xác định nhu cầu đào tạo phải căn cứ trình độ chuyên môn, căn cứ nhu cầu công việc, căn cứ nhu cầu của người lao động, bệnh viện cần tổng hợp và phân loại theo mức độ đào tạo như đào tạo chuyên sâu (đào tạo nâng cao) hay đào tạo cơ bản (đào tạo mới) cho nhân viên.
Thứ hai, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng phù hợp với mục tiêu, định hướng của Bệnh viện; công tác đào tạo phải căn cứ vào nhu cầu thực tế đồng thời cũng phải tính đến hiệu quả sau đào tạo, tránh tình trạng đào tạo tràn lan, thiếu định hướng hay quá khắt khe, kìm hãm sự phát triển của Cán bộ y tế, không tạo được động lực làm việc. Cần chú ý tới các đối tượng Cán bộ y tế có trình độ dưới đại học ở một số phòng ban để khuyến khích, tạo điều kiện cho họ đi học nâng cao trình độ.
82 Thứ ba, cần phải tăng cường số lượng và chương trình đào tạo bồi dưỡng về kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết công việc, kỹ năng quản lý thời gian.
Thứ tư, trước khi đào tạo cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng rõ ràng, đào tạo Cán bộ y tế phải phù hợp với tình hình hoạt động của Bệnh viện và kế hoạch nhân lực của bệnh viện. Đào tạo Cán bộ y tế phải đúng yêu cầu vị trí việc làm, tránh đào tạo những kiến thức không cần thiết. Phải phù hợp về tuổi, giới tính, trình độ, kỹ năng, tính cách, phẩm chất đạo đức. Những đối tượng chưa đáp ứng được nhu cầu bắt buộc phải đi đào tạo. Xem xét nhu cầu, nguyện vọng cá nhân của Cán bộ y tế được đi đào tạo.
Thứ năm, mục tiêu học tập đưa ra phải phù hợp với nhu cầu đào tạo, phải mang tính khả thi, có tác dụng nâng cao năng lực của Cán bộ y tế, đồng thời tạo được các cơ hội trong phát triển sự nghiệp.
• Công tác tạo cơ hội thăng tiến cho Cán bộ y tế
Bất cứ Cán bộ y tế nào cũng mong muốn có những bước tiến trong sự nghiệp. Thăng tiến là một nhu cầu thiết thực của người làm việc trong mọi tổ chức, vì sự thăng tiến tạo cơ hội cho phát triển cá nhân, tăng địa vị, uy tín cũng như quyền lực của họ. Cơ hội thăng tiến có ý nghĩa trong việc hoàn thiện cá nhân, tăng động lực làm việc cho Cán bộ y tế, đồng thời là cơ sở để bệnh viện thu hút, giữ chân Cán bộ y tế chất lượng cao. Nắm bắt được nhu cầu của Cán bộ y tế, tạo cơ hội thăng tiến là chính sách hàng đầu của Lãnh đạo Bệnh viện Thanh Nhàn, huy động hết khả năng và tiềm năng vốn có của Cán bộ y tế. Một số biện pháp xây dựng lộ trình thăng tiến, phát triển nghề nghiệp của Cán bộ y tế, cụ thể như:
Một là, Tạo điều kiện cho đội ngũ Cán bộ y tế, nhất là những Cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao, có năng lực, giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng phục vụ cho công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân.
Hai là, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ cho đội Cán bộ y tế.
83 chuyên môn cao, có đạo đức, có năng lực và có nhiều công lao đóng góp cho Bệnh viện, xem xét để quy hoạch cán bộ.
c, Giải pháp hoàn thiện môi trường làm việc
Điều kiện làm việc là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới động lực làm việc của người lao động trong tổ chức. Khi điều kiện lao động thuận lợi, môi trường làm việc đảm bảo an toàn, người lao động sẽ yêu thích công việc hơn, làm việc tốt hơn. Điều kiện làm việc trong mỗi tổ chức khác nhau sẽ có tác động đến động lực làm việc khác nhau của người lao động.
Trong thực trạng điều kiện môi trường làm việc hiện tại của bệnh viện, cần thực hiện một số biện pháp như:
- Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, phòng làm việc khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị văn phòng đầy đủ, thay thế các trang thiết bị y tế chuyên dụng đã cũ, lạc hậu bằng các trang thiết bị mới, hiện đại.
- Trang bị bổ sung thêm phương tiện phòng hộ cá nhân, lắp đặt bổ sung thêm tấm chắn kính hoặc mica tại các điểm tiếp xúc với người bệnh, tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho Cán bộ y tế.
- Bố trí thêm phòng nghỉ cho Cán bộ y tế tham gia trực. - Xây dựng nhà trông giữ xe cho Cán bộ y tế Bệnh viện.
- Tăng cường công tác an ninh, bảo đảm môi trường làm việc của Cán bộ y tế được an toàn, có phương án phòng ngừa những trường hợp hành hung nhân viên bệnh viện.
- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả "Quy tắc ứng xử của cán bộ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế", " Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng Việt Nam". " Đổi mới phong cách thái độ của nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng của người bênh".
d, Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng văn hoá tổ chức
Văn hóa của tổ chức là những chuẩn mực, những giá trị, sự mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại tạo nên những chuẩn mực hành động, cách thức làm việc của tổ chức mà mọi người trong đó phải tuân theo khi
84 làm việc. Văn hóa của tổ chức cho phép phân biệt được các tổ chức với nhau thông qua những phương thức điều hành khác nhau vì nó luôn hướng tổ chức tới các giá trị về tinh thần và ảnh hưởng đến nếp suy nghĩ, hành động của các thành viên trong tổ chức. Có thể nói văn hóa tổ chức như là một hệ thống giá trị hình thành trong quá trình hoạt động của tổ chức đó, tạo nên niềm tin, giá trị về thái độ của các thành viên làm việc trong tổ chức, ảnh hưởng đến cách làm việc của tổ chức và hiệu quả hoạt động trong thực tế.
Môi trường văn hóa bệnh viện lành mạnh, công bằng, đúng quan điểm của Đảng, đúng pháp luật của Nhà nước, Lãnh đạo chỉ đạo, điều hành công tác công tâm, trách nhiệm, kiên quyết tránh và khắc phục ngay những hiện tượng tiêu cực như cục bộ, vây cánh, thiếu tinh thần phối hợp trong công tác, thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm, gây mất đoàn kết nội bộ. Có như thế mới tạo được môi trường văn hóa bệnh viện lành mạnh, chính quy, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu, mong muốn của Cán bộ y tế Bệnh viện.
Xây dựng, củng cố, duy trì khối đoàn kết, môi trường làm việc lành mạnh, hòa đồng trong bệnh viện; các Cán bộ y tế tôn trọng nhau, thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau, quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới không căng thẳng, phong cách làm việc chuyên nghiệp, chắc chắn sẽ tạo tâm lý làm việc thoải mái cho đội ngũ Cán bộ y tế. Mỗi Cán bộ y tế sẽ luôn có nỗ lực phấn đấu không ngừng và luôn duy trì được không khí vui vẻ, thân thiện trong suốt quá trình làm việc, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả làm việc
Sự đoàn kết nhất trí của tập thể, sẽ tạo nên sức mạnh và là điều kiện tối ưu cho các hoạt động của bệnh viện. Vì vậy ban Lãnh đạo cần xây dựng sự đoàn kết nội bộ, nhất trí cao về quan điểm, đường lối và có trách nhiệm với công việc trong tập thể cán bộ y tế bệnh viện, đảm bảo cơ chế quản lý phù hợp, thống nhất ý chí hành động hướng về mục tiêu. Đặc biệt người cán bộ quản lý phải không ngừng hoàn thiện mình để trở thành thủ lĩnh của từng tổ chức xã hội trong bệnh viện, xây dựng các mối quan hệ thân ái, khoan dung, độ lượng, tương thân tương ái, thương yêu tin cậy lẫn nhau, tạo bầu không khí ấm áp với tình anh em, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp.
85
e, Giải pháp hoàn thiện công tác đổi mới phong cách Lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo được coi như một nhân tố quan trọng trong quản lý nó không chỉ thể hiện tính khoa học và tổ chức mà còn thể hiện tài năng, chí hướng và nghệ thuật chỉ huy của người lãnh đạo.
Người đứng đầu là trung tâm, tấm gương của tổ chức, chịu trách nhiệm trước tập thể và cấp trên về kết quả hoạt động cũng như về mọi mặt trong tập thể do mình quản lý. Chính vì vậy, trong bệnh viện thì hình ảnh của người lãnh đạo là một yếu tố quan trọng để tạo nên động lực làm việc cho Cán bộ y tế. Người