Hoạt động kinh doanh của công ty Minh Quyền

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing sản phẩm ván ép rơm tại công ty cổ phần ván rơm sinh thái minh quyền (Trang 36 - 39)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.1.3. Hoạt động kinh doanh của công ty Minh Quyền

Công ty Minh Quyền đi vào hoạt động ở thời điểm tình hình kinh tế Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn khó khăn. Lĩnh vực xây dựng và trang trí nội thất vẫn chưa có nhiều khởi sắc trong năm 2014, đây chính là thị trường mục tiêu chính của sản phẩm ván ép rơm. Do đó, doanh thu sản phẩm đã không đạt được như mong đợi.

Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty Minh Quyền

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014

Tổng doanh thu 63.677.100.000 95.747.400.000

Giá vốn hàng bán 35.022.405.000 52.661.070.000

Chi phí quản lý và bán hàng 5.730.939.000 10.617.266.000

Trả lãi vay 12.075.000.000 12.075.000.000

Thuế giá trị gia tăng 6.367.710.000 9.574.740.000

Thu nhập trước thuế 4.481.046.000 12.819.324.000

Thuế thu nhập doanh nghiệp - -

Lợi nhuận 4.481.046.000 10.819.324.000

(Nguồn: Báo cáo nội bộ 2014)

Vào thời điểm năm 2013 nhu cầu thị trường về ván ép ( hay còn gọi là gỗ nhân tạo ) cho ngành xây dựng, sản xuất đồ gỗ trang trí nội, ngoại thất là rất lớn nhưng các doanh nghiệp trong nước hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 60%. Phần còn lại phải nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan… Nắm bắt được điều này công ty đã chủ động sản xuất 30.000 m3 ván ép các loại để cung ứng. Tuy nhiên, công ty chỉ bán được 51% sản lượng sản xuất tương đương với gần 15.300 m3. Đến năm 2014 chỉ tiêu sản xuất đặt ra là 70% công suất hoạt động của thiết bị, đạt 40.000 m3 ván ép. Công ty đặt mục tiêu sẽ bán hết được hàng tồn kho 2013 và 70% khối lượng sản xuất trong năm, doanh thu kỳ vọng đạt được là 170,8 tỷ đồng và lợi nhuận kỳ vọng kỳ vọng là gần 25,62 tỷ đồng . Tuy nhiên đến thời điểm kết thúc năm 2014, tổng doanh số bán hàng chỉ đạt được khoảng 65% khối lượng sản xuất của năm ( không tính khối lượng tồn kho năm trước ). Những khó khăn ban đầu của một doanh nghiệp đi vào vận hành chưa lâu, các hoạt động của công ty chưa thể đi vào nề nếp và quy củ nên đã phát sinh nhiều chi phí. Ngoài ra, do lượng hàng tồn kho còn khá nhiều, nên công ty cũng phải bỏ ra nhiều chi phí cất giữ, bảo quản. Từ các chi phí phát

sinh trên, dẫn đến lợi nhuận của công ty đã không đạt như mong đợi, chỉ bằng 52% so với mục tiêu đề ra.

Đơn vị tính: m3

(Nguồn: Báo cáo nội bộ 2014)

Hình 2.2: Sản lượng bán hàng và tồn kho năm 2014

Qua hình 2.2, ta thấy lượng hàng tồn kho năm 2014 chiếm hơn 50% tổng sản lượng. Đến đầu năm 2015, tình hình thu mua và bảo quản nguyên liệu đã đi vào ổn định, nhà máy sản xuất đã có thể hoạt động đủ năng suất. Tuy nhiên, lượng tồn kho tính đến sáu tháng đầu năm vẫn ở mức 50%. Điều này đã ảnh hưởng đến ảnh hưởng không ít đến hiệu quả sản xuất của nhà máy. Báo cáo nội bộ đã tính toán cho chu kỳ xoay vòng hàng tồn kho cho mỗi m3 ván ép là gần 14 tháng, trong khi đó quy trình sản xuất ra mỗi m3 ván ép chỉ mất khoảng 30 ngày. thì lượng tồn kho trên đã làm cho ban lãnh đạo công ty rất băn khoăn trong bối cảnh tình hình tài chính của công ty chưa thật vững vàng. - 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 Ván tiêu chuẩn Ván chống thấm Tồn kho Đã bán

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing sản phẩm ván ép rơm tại công ty cổ phần ván rơm sinh thái minh quyền (Trang 36 - 39)