Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing sản phẩm ván ép rơm tại công ty cổ phần ván rơm sinh thái minh quyền (Trang 34 - 36)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của công ty được phân chia thành hai khối chính: khối sản xuất và khối kinh doanh. Trong đó, khối sản xuất sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc lên kế hoạch thu mua nguyên vật liệu đầu vào, vận hành sản xuất ra thành phẩm và kho vận. Khối kinh doanh sẽ phụ trách đầu ra cho sản phẩm, chịu trách nhiệm quảng bá thương hiệu, phân phối sản phẩm đến các đại lý…

(Nguồn: Báo cáo nội bộ 2014)

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty Minh Quyền HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC Nhà máy sản xuất Phòng Tài chính Kế toán Phòng Kế hoạch Quản lý kho vận

Thu mua nguyên liệu

Nhân sự - Hành chính Bộ phận Sản xuất Phòng Kỹ thuật Phòng Kinh doanh Đại lý/cửa hàng Bộ phận Tiếp thị

Để đảm bảo cho việc tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cơ cấu tổ chức của khối sản xuất được bố trí gọn nhẹ, tinh giản. Hoạt động tổ chức sản xuất của nhà máy luôn đảm bảo các nội dung sau

Tổ chức sản xuất:

 Tuân thủ các quy trình kỹ thuật, quy trình sản xuất và đảm bảo an toàn lao động.

 Tổ chức nhập và dự trữ nguyên vật liệu hợp lý, phục vụ sản xuất liên tục trong năm.

 Đảm bảo chất lượng sản phẩm và luôn kiểm trả chất lượng sản phẩm khi xuất bán.

Quản lý lao động:

 Thực hiện các nghĩa vụ đối với quyền lợi cho người lao động về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành

 Thiết lập mức lương cho từng vị trí công việc

Quản lý tài chính:

 Ghi chép đầy đủ từng loại hình sản xuất, hoạch toán theo từng sản phẩm đầu ra, nguyên liệu đầu vào.

 Thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ.

Bố trí lao động cơ sở:

Việc bố trí nhân sự chủ chốt cho nhà máy được lựa chọn kỹ lưỡng. Ngoài tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức thì còn phải biết giao dịch và nắm vững dây chuyền công nghệ, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có kinh nghiệm quản lý. Công ty luôn ưu tiên chọn các lao động ở địa phương, trả lương thưởng theo vị trí công tác và năng suất làm việc. Ngoài ra, công ty tạo các chi nhánh thu mua nguyện liệu thông qua 5 tổ ở 5 tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long; mỗi tổ có khoảng 30 hộ để thực hiện nhiệm vụ thu mua rơm ra cây lúa, dự trữ.

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của công ty

STT Phân loại Số người

I Theo phòng ban

1 Ban tổng giám đốc 4

2 Tổ chức hành chính 9

3 Kế toán 4

4 Phòng kinh doanh – tiếp thị 13

5 Phòng kỹ thuật – sản xuất 31 6 Phòng cung ứng 10 Tổng cộng 71 II Theo trình độ 1 Trên Đại học 3 2 Đại học, cao đẳng 20 3 Trung học nghề 30 4 Lao động phổ thông 18 Tổng cộng 71

(Nguồn: Báo cáo nội nội 2014)

Bảng 2.1 cho thấy công ty Minh Quyền là một công ty thiên về sản xuất nên các nhân viên kỹ thuật và công nhân tác nghiệp chiếm đa số trong cơ cấu nhân sự. Nhân sự ở khâu thu mua đầu vào và sản xuất đã được ổn định. Tuy nhiên, nhân sự chịu trách nhiệm cho đầu ra và quảng bá hình ảnh của công ty lại khá ít. Xét theo trình độ, Trong các nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng thì đa số là các kỹ sư vận hành, không có nhân viên Marketing được đào tạo chính quy. Do đó, Công ty đang thiếu nhân lực phục vụ cho hoạt động Marketing sản phẩm và quảng bá thương hiệu, hình ảnh của công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing sản phẩm ván ép rơm tại công ty cổ phần ván rơm sinh thái minh quyền (Trang 34 - 36)