Đối với các Bộ, ngành có liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa tồn kho tại vinmart kỳ anh giai đoạn 2019 2020 (Trang 84 - 89)

5. Kết cấu luận văn

3.3.2.Đối với các Bộ, ngành có liên quan

- Về phía Ngân hàng Nhà nước

Điều hành chính sách lãi suất theo hướng chủ động, dẫn dắt thị trường và bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô nhằm đạt mục tiêu giảm dần mặt bằng lãi suất, góp phần khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế. Đảm bảo ổn định tỷ giá và bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, NHNN cần có thông điệp chính sách ổn định, các công cụ chính sách tiền tệ sử dụng linh hoạt hơn, ổn định tỷ giá, bảo đảm năng lực cạnh tranh của DN xuất khẩu.

Ngoài ra, với một nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Việt Nam, cần chú ý tới biến động của các đồng tiền trong khu vực để bảo đảm không bị mất lợi thế cạnh tranh. Rủi ro về áp lực dòng tiền do chênh lệch lãi suất ở Việt Nam sẽ không cao, nhưng tác động âm thầm và dài hơi hơn là tác động trong xuất nhập khẩu là vấn đề cần kiểm soát.

Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho DN tiếp cận nguồn vốn ngân hàng một cách hiệu quả như chỉ đạo các TCTD thực hiện miễn, giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, kéo dài thời hạn cho phép các TCTD được cho vay bằng ngoại tệ đối với một số nhu cầu vốn của DN xuất khẩu… Tiếp tục hướng dòng vốn tín dụng vào sản xuất, chỉ đạo các TCTD tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, triển khai các chương trình cho vay liên kết… Tăng cường huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế để bổ sung nguồn vốn cho vay trung và dài hạn với lãi suất thấp cho các DN nhỏ và vừa phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó có xuất khẩu.

- Về phía Bộ Tài chính

D anh mục bảng biểu 75 phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh; hỗ trợ các chương trình xúc tiến thương mại, giúp DN giới thiệu, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài, từng bước nâng cao vị thế của các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục thuế và hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cao nhất cho DN xuất khẩu.

Thống kê cho thấy, trong thời gian qua, các giải pháp về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan đã giúp DN tiết kiệm được 10 - 20% chi phí và 30% thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, hỗ trợ DN nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Về phía các tổ chức tín dụng

Các TCTD cần tập trung vào tái cơ cấu, xử lý nợ xấu có hiệu quả, tạo nguồn lực tài chính mở rộng cho vay đối với các DN xuất khẩu.

Đồng thời, cùng với sự phát triển của DN xuất khẩu, các ngân hàng cũng sẽ có cơ hội mở rộng thêm các dịch vụ như ngoại hối, mua bán ngoại tệ… Triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho các DN xuất khẩu, với mức lãi suất ưu đãi, thấp hơn từ 1% đến 4% so với so với mức lãi suất cho vay thông thường. Miễn/giảm phí và giá các sản phẩm bán chéo cho DN như: Phí thanh toán, phí bảo hiểm, ngân hàng điện tử… qua đó, góp phần tạo ra những cú hích lớn hỗ trợ cho tăng trưởng năng lực tài chính và sản xuất kinh doanh của DN xuất khẩu. Các ngân hàng chú trọng nghiên cứu và phát triển sản phẩm tài chính hỗ trợ xuất khẩu. Hiện nay, nhiều ngân hàng đã triển khai các sản phẩm tài chính hỗ trợ xuất khẩu với lãi suất ưu đãi và đã góp phần hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu của DN. Tuy nhiên, cần tiếp tục đẩy mạnh theo hướng hỗ trợ cho vay VND với mức lãi suất tương đương cho vay ngoại tệ, giúp DN giảm bớt áp lực về mặt tài chính trong ngắn hạn cũng như giảm thiểu rủi ro về biến động tỷ giá thông qua hợp đồng kỳ hạn... Tập trung nghiên cứu các sản phẩm tài chính cho từng phần khúc thị trường. Chẳng hạn như nghiên cứu và triển khai các gói sản phẩm dành cho DN xuất

D anh mục bảng biểu 76 khẩu các mặt hàng có thế mạnh vào thị trường ASEAN: Gói sản phẩm dành cho DN dệt may, da giày, nông sản… và đưa ra các chương trình ưu đãi hơn cho các DN xuất khẩu tại thị trường ASEAN.

D anh mục bảng biểu 77 KẾT LUẬN

Số lượng hàng tồn kho càng nhiều thì rắc rối càng tăng. Hàng hóa được cung ứng đúng thời điểm ra thị trường là điều lý tưởng nhất đối với các nhà hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ như Vinmart Kỳ Anh. Vinmart Kỳ Anh đã tìm cho mình những phương pháp phù hợp giúp công ty có thể yên tâm cho việc nhập hàng từ phía nhà sản xuất, mở rộng thị trường phân phối để công ty ngày càng lớn mạnh, phát triển thương hiệu của mình tại thị trường. Việc tăng tốc di chuyển hàng tồn kho luôn được doanh nghiệp tính toán một cách cẩn thận và chắc chắn rằng sản phẩm đến công ty trong thời điểm cần thiết thật sự. Cùng với đó là sự sắp xếp lưu kho hàng hóa một cách an toàn và khoa học để đảm bảo hàng hóa không bị móp méo hỏng hóc hay bị biến dạng do thời tiết

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu các lý luận cơ bản về quản lý hàng tồn kho, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hàng tồn kho tại các doanh nghiệp thương mại.

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý hàng tồn kho tại Vinmart Kỳ Anh giai đoạn 2018-2020, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hàng tồn kho tại Vinmart Kỳ Anh giai đoạn tới.

Trong công tác quản lý hàng tồn kho, Vinmart Kỳ Anh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại. Những tồn tại do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, đòi hỏi Vinmart Kỳ Anh cần phải xem xét và khắc phục để tiếp tục đứng vững trên thị trường.

Tuy nhiên, do những hạn chế về hiểu biết của cá nhân và khả năng có hạn nên bản chuyên đề của tôi còn rất nhiều thiếu sót. Những giải pháp trên mới chỉ dừng lại ở những gợi ý chung, để thực hiện chúng cần phải có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu kỹ hơn để xây dựng thành chương trình hành động cụ thể phù hợp với Vinmart Kỳ Anh.

D anh mục bảng biểu 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Anh Tuấn (2018), Giáo trình hành vi tổ chức, NXB Kinh tế quốc dân.

2. Chu Văn Đức (2014), “Vấn đề động viên viên chức”, Tạp chí Tâm lý học, Số 2/2014, trang 13-15.

3. VinMart Kỳ Anh, Báo cáo tài chính, báo cáo bán hàng các năm 2018 đến 2020

4. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2012), Giáo trình Khoa

học Quản lý II, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội

5. PSG.TS Trương Đình Chiến (2014), giáo trình Quản trị Marketing, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân.

6. ThS. Nguyễn Văn Điềm- PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (đồng chủ biên) (2012), giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân.

7. PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền (2016), giáo trình Quản trị kinh doanh II, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân.

8. TS. Hồ Tiến Dũng (2015), “Hướng dẫn bài tập quản trị sản xuất và

điều hành doanh nghiệp”. NXB Thống Kê, Tr. 42-52

9. GS.TS. Đồng Thị Thanh Hương (2015), “Quản trị sản xuất và dịch vụ (lý thuyết và bài tập)”. NXB Thống Kê, Tr. 295-326 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Lương Văn Úc (2014), Giáo trình tâm lý học lao động, NXB Kinh tế quốc dân.

11. Lương Văn Úc, Phạm Thúy Hương (2013), Giáo trình Xã hội học lao động, Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

12. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2012), Giáo trình Quản trị

nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

D anh mục bảng biểu 79

kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

14. Nguyễn Mạnh Quân (2012), Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn

hóa công ty, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân.

15. Nguyễn Tiệp (2018), Giáo trình Nguồn nhân lực, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

16. Nguyễn Tiệp (2018), Lê Thanh Hà, Giáo trình Tiền lương - Tiền công, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

17. Nguyễn Tiệp, Lê Thanh Hà (2019), Giáo trình Tiền lương - Tiền công, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

18. Phan Thị Phượng (2016), Bài giảng quản trị học, NXB lao động xã hội.

19. Phạm Quý Thọ (2014), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực các bài

trắc nghiệm và tình huống, NXB Thanh niên, Hà Nội.

20. Trần Anh Tài (2013), Giáo trình Quản trị học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa tồn kho tại vinmart kỳ anh giai đoạn 2019 2020 (Trang 84 - 89)