Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa tồn kho tại vinmart kỳ anh giai đoạn 2019 2020 (Trang 82 - 84)

5. Kết cấu luận văn

3.3.1. Đối với Nhà nước

Bên cạnh các chính sách tuyên truyền, phổ biến và giáo dục đào tạo, nhà nước cũng cần có các chính sách về hành chính, kinh tế giúp chuỗi cửa hàng tiện ích Vinmart chủ đồng hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Chính sách tuyên truyền, phổ biến và giáo dục đào tạo: Để tạo sự chủ động cho chuỗi cửa hàng tiện ích Vinmart trên thị trường bán lẻ Việt Nam trong việc tận dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức trong tiến trình mở cửa thị trường theo các cam kết trong khuôn khổ WTO, Chính phủ Việt Nam cần có các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp bán lẻ, cụ thể như sau:

- Chính phủ phải có văn bản hướng dẫn, giải thích đầy đủ về các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ cho các doanh nghiệp.

- Chính phủ cũng cần giao nhiệm vụ cho các cơ quan quản lý chuyên ngành như Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp…thực hiện những nghiên cứu đánh giá tác động, những cơ hội, thách thức cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong quá trình hội nhập để giúp doanh nghiệp chủ động thích hợp trong tình hình.

D anh mục bảng biểu 73 chuyên ngành nào đào tạo về bán lẻ. Vì thế, trong những năm tới Chính phủ nên xem xét xây dựng các chương trình đào tạo về cán bộ quản lý, nhân viên có kỹ năng hiện đại cho các khâu bán hàng, thanh toán, nghiệp vụ kho hàng. Có như vậy lĩnh vực phân phối bán lẻ của nước ta mới phù hợp và theo kịp xu hướng phát triển của thế giới.

Chính sách hành chính và kinh tế:

- Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các khâu cấp đất, giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng… bảo đảm nhanh chóng và thuận tiện để các doanh nghiệp bán lẻ trong nước có thể chớp thời cơ, và có đủ thời gian để củng cố, phát triển hệ thống của mình trước khi các nhà phân phối nước ngoài tham gia vào thị trường một cách rộng rãi.

- Có chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước đẩy nhanh quá trình liên kết, tích tụ và tập trung nguồn lực để hình thành các tập đoàn phân phối có quy mô lớn, tiềm lực mạnh, đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn phân phối nước ngoài khi gia nhập vào thị trường Việt Nam. Xem xét thành lập quỹ phát triển kết cấu hạ tầng thương mại với sự tham gia đóng góp của nhà nước, doanh nghiệp phân phối và nhà sản xuất hàng hóa để tạo nên mối gắn kết chặt chẽ hơn trong hệ thống phân phối trong nước.

- Cần có chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp phát triển hệ thống theo chuỗi, tham gia hệ thống phân phối thông qua phương thức nhượng quyền thương mại, tham gia vào các liên doanh, liên kết để cùng phát triển hệ thống phân phối chung, kinh doanh qua mạng, cải tiến phương pháp quản trị hiện đại dựa trên ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin… để hỗ trợ doanh nghiệp tích tụ vốn phục vụ cho quá trình phát triển.

- Chính phủ Việt Nam cũng cần sớm nghiên cứu để xây dựng những quy định, nguyên tắc để đánh giá nhu cầu thực tế khi xem xét đề nghị mở từ điểm bán lẻ thứ 2 trở đi của các nhà đầu tư nước ngoài theo đúng các cam kết trong WTO để vừa đảm bảo sự ông bằng giữa các nhà đầu tư tham gia thị trường vừa hạn chế được áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước trên những khu vực địa lý nhất định, đồng thời đảm bảo được lợi ích chung của xã hội.

D anh mục bảng biểu 74 công trong việc hỗ trợ doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước trước sự cạnh tranh của các tập đoàn phân phối nước ngoài như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và áp dụng một cách linh hoạt và phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hàng hóa tồn kho tại vinmart kỳ anh giai đoạn 2019 2020 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)