Sản xuất giá trị thặng dư quy luật kinh tế tuyệt đối (cơ bản) của chủ nghĩa tư bản

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 2) (Trang 31 - 32)

II. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư trong xã hội tư bản

5.Sản xuất giá trị thặng dư quy luật kinh tế tuyệt đối (cơ bản) của chủ nghĩa tư bản

4. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch

a. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

* Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Khái niệm: Là phương pháp làm tăng giá trị thặng dư do kéo dài ngày lao động, làm cho thời gian lao động thặng dư tăng lên, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.

VD: 1 ngày làm việc 8h:

+ (t) Thời gian lao động tất yếu = 4h + (t’) Thời gian lao động thặng dư = 4h => Tỷ suất giá trị thặng dư là :

Kéo dài ngày lao động thêm 2h nữa, mọi điều kiện khác vẫn như cũ thì:

* Sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Khái niệm: là phương pháp làm tăng giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ.

VD: 1 ngày lao động là 8h trong đó: + 4h là lao động tất yếu.

+ 4h là lao động giá trị thặng dư.

Nếu giảm thời gian lao động tất yếu đi 1h, thời gian lao động tất yếu sẽ giảm đi còn 3h và thời gian lao động giá trị thặng dư sẽ tăng lên 5h, làm cho m’ từ 100% tăng lên 167%.

b. Giá trị thặng dư siêu ngạch

Là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác làm cho gía trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường của nó. VD:

+ Giá trị thị trường của 1 hàng hoá = 10 + 5 + 5 = 20

+ Giá trị cá biệt khi áp dụng công nghệ mới bằng = 10 + 4 + 4 =18

vậy 20 – 18 = 2 => giá trị thặng dư siêu ngạch.

5. Sản xuất giá trị thặng dư - quy luật kinh tế tuyệt đối (cơ bản) của chủ nghĩatư bản tư bản

- Nội dung của quy luật: Sản xuất ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách tăng cường bóc lột lao động làm thuê trên cơ sở tăng năng suất lao động và cường độ lao động.

- Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản vì: + Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là giá trị thặng dư.

+ Sản xuất giá trị thặng dư vạch rõ phương tiện, thủ đoạn mà các nhà tư bản sử dụng để đạt được mục đích đó là tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.

+ Phản ánh mối quan hệ bản chất của chủ nghĩa tư bản. + Chi phối mọi hoạt động của các quy luật kinh tế khác.

+ Quyết định sự phát sinh, phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư bản.Việc theo đuổi giá trị thặng dư đã chi phối sự vận động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trên cả 2 mặt:

Thúc đẩy: Cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động => Lực lượng sản suất phát triển mạnh mẽ.

Làm suy thoái: Xuất hiện các vấn đề: ô nhiễm môi trường, sản xuất vũ khí, chiến tranh... => Mâu thuẫn giai cấp, dân tộc => Cách mạng vô sản.

- Đặc điểm mới của quá trình sản xuất giá trị thặng dư:

+ Do áp dụng kĩ thuật và công nghệ hiện đại nên chi phí lao động sống trong một đơn vị sản phẩm giảm đi.

+ Lao động trí tuệ, có trình độ cao ngày càng có vai trò quyết định trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư.

+ Các nước tư bản tăng cường bóc lột các nước chậm phát triển mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt.

III. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản

Bản chất, nguồn gốc và những thủ đoạn chiếm đoạt giá trị thặng dư đã được phân tích nhưng giá trị thặng dư lại có mối liên hệ chặt chẽ với tiền công, vì vậy sự nghiên cứu về tiền công của Mác một mặt có tác dụng hoàn chỉnh lý luận giá trị thặng dư, nhưng mặt khác lại góp phần tạo ra một lý luận độc lập về tiền công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 2) (Trang 31 - 32)