Điều kiện thực hiện trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hộ

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 2) (Trang 43 - 44)

V. Quá trình lưu thông của tư bản và giá trị thặng dư 1 Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản

b.Điều kiện thực hiện trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hộ

Khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội, C.Mác đã nêu ra 5 giả định sau đây: + Toàn bộ nền kinh tế trong nước là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thuần tuý, nghĩa là mối quan hệ kinh tế trong xã hội chỉ gồm có mối quan hệ giữa nhà tư bản với công nhân.

+ Hàng hoá luông được mau và bán theo đúng giá trị, giá cả phù hợp với giá trị. + Cấu tạo hữu cơ tư bản không đổi.

+ Toàn bộ tư bản cố định đều chuyển hết giá trị của nó vào sản phẩm trong một năm.

+ Không xét đến ngoại thương.

Những giả định đó chỉ nhằm mục đích đơn giản hoá việc tính toán, chứ không hề xuyên tạc bản chất của vấn đề nghiên cứu, vì vậy, đó là những giả định khoa học.

b. Điều kiện thực hiện trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tưbản xã hội bản xã hội

- Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn.

Trong tái sản xuất giản đơn, toàn bộ giá trị thặng dư được sử dụng hết cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Vì vậy, để nghiên cứu điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội, quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong tái sản xuất giản đơn, C.Mác đưa ra mô hình sau:

Khu vực I: 4000c + 1000v + 1000m = 6000 (tư liệu sản xuất)

Khu vực II: 2000c + 500v + 500m = 3000 (tư liệu tiêu dùng) Tổng sản phẩm xã hội là 9000.

Điều kiện cơ bản để thực hiện trong tái sản xuất giản đơn tư bản xã hội sẽ là: I (v + m) = II c

- Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng

Muốn có tái sản xuất mở rộng phải biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản bất biến phụ thêm (c) và tư bản khả biến phụ thêm (v), nhưng các bộ phận giá trị phụ thêm đó phải tìm được những nguồn cung về tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng phụ thêm dưới hình thái vật chất tương ứng với nhu cầucủa nó. Muốn có thêm tư liệu sản xuất thì khu vực I phải cung ứng lượng tư liệu sản xuất nhiều hơn trong tái sản xuất giản đơn, để không những phụ thêm tư liệu sản xuất cho khu vực I mà cả cho khu vực II. Ngược lại, khu vực II cũng phải sản xuất ra lượng tư liệu tiêu dùngnhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng thêm của cả hai khu vực. Điều đó làm cơ cấu sản xuất

xã hội có những thay đổi.

Do việc cung cấp tăng thêm số lượng tư liệu sản xuất có vai trò quyết định nhất

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 2) (Trang 43 - 44)