Khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 2) (Trang 91 - 92)

I. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa 1 Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

a.Khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa

- Khái niệm nhà nước và nhà nước xã hội chủ nghĩa

Lênin nhận định: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn không thể điều hoà đựơc. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào về mặt khách quan mà nói, những mâu thuẫn giai cáp không thể điều hoà được thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại, sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được”

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng:

Nhà nước là công cụ chuyên chính của một giai cấp, nó ra đời không phải để

điều hoà mâu thuẫn giai cấp mà là do mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà.

"Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác" (C. Mác – Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, T22, Tr. 290 - 291).

Trong lịch sử đã từng tồn tại các kiểu nhà nước: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản; các hình thức nhà nước (chính thể): quân chủ, cộng hoà, dân chủ

- Bản chất của bất kỳ nhà nước nào cũng mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội. Không có và không thể có nhà nước đứng trên các giai cấp hoặc nhà nước chung của nhiều giai cấp.

- Chức năng của một nhà nước bao gồm

 Theo tính chất của quyền lực nhà nước có: chức năng công cụ thống trị của giai cấp (bạo lực trấn áp) và chức năng xã hội (tổ chức xây dựng).

 Theo phạm vi tác động của quyền lực có: chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ chuyên chính của giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức mà thông qua đó, Đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội; là một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội; đó là một nhà nước kiểu mới, thay thế nhà nước tư sản nhờ kết quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; là hình thức chuyên chính vô sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 2) (Trang 91 - 92)