Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 2) (Trang 46 - 47)

VI. Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư 1 Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

a.Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa

- Giá trị hàng hoá bao gồm

G = c + v + m đây là những chi phí lao động thực tế của xã hội để sản xuất ra hàng hoá.

- Đối với nhà tư bản họ chỉ cần chi phí một lượng tư bản để: + Mua sức lao động: v

+ Mua tư liệu sản xuất: c

Hai yếu tố này kết hợp với nhau tạo ra những quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Vậy chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa chính là: c + v = k

- Khái niệm: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hoá cho nhà tư bản.

- Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và giá trị hàng hoá: + Về chất: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ là sự chi phí về tư bản, còn giá trị hàng hoá là sự chi phí thực tế của xã hội để sản xuất ra hàng hoá => chi phí về lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá.

+ Về lượng: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí thực tế, tức là nhỏ hơn giá trị hàng hoá vì: k = ( c + v) < G = ( c + v + m).

b. Lợi nhuận

Lợi nhuận là số tiền nhà tư bản thu được trội hơn so với chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Lợi nhuận: là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, nguồn gốc của lợi nhuận chính là giá trị thặng dư, nó là hình thức biểu hiện bề ngoài của giá trị thặng dư. Ví dụ:

g = c + v + m <=> g = k + p (m) (p)

- Sự khác nhau giữa m và p ở chỗ: khi nói đến m là so sánh nó với v, còn p lại so sánh với c + v, p có thể thấp hơn hoặc cao hơn m phụ thuộc vào giá cả do quan hệ cung – cầu qui định. xét trên phạm vi toàn xã hội

M = P

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 2) (Trang 46 - 47)