0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Khái niệm tôn giáo

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN (HỌC PHẦN 2) (Trang 100 -103 )

I. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa 1 Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

a. Khái niệm tôn giáo

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường và hư ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo mọi sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí.

Xét về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội tiêu cực, ra đời và tồn tại trong một điều kiện lịch sử nhất định, vì:

Hệ tư tưởng và thế giới quan tôn giáo là duy tâm, hoàn toàn đối lập với hệ tư tưởng và thế giới quan Mác - Lênin khoa học và cách mạng.

Tôn giáo đã giải thích không đúng bản chất các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, cũng như nguyên nhân nỗi khổ của người lao động.

Tôn giáo hướng con người tới hạnh phúc hư ảo, niềm hy vọng hão huyền, làm tiêu tan nghị lực, nhụt ý chí đấu tranh, hạn chế quá trình vươn lên làm chủ của con người.

Ở một mức độ nhất định tôn giáo có vai trò tích cực trong văn hoá, đạo đức xã hội như: đoàn kết, hướng thiện, quan tâm đến con người….Tôn giáo là niềm an ủi, chỗ dựa tinh thần của quần chúng lao động.

C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần của trạng thái không có tinh thần, tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.

b.Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tôn giáo vẫn còn tồn tại. Có nhiều nguyên nhân cho sự tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Nguyên nhân nhận thức: Trong chủ nghĩa xã hội, nhất là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, con người trong những chừng mực nhất định vẫn còn bị những lực lượng tự phát của tự nhiên chi phối. Các hiện tượng bão lụt, diễn biến bất thường của các hiện tượng tự nhiên, biến đổi của môi trường sinh thái khoa học chưa lý giải được hết.

- Nguyên nhân tâm lý: Tôn giáo mang tính quần chúng, tính nhân đạo, nhân văn, hướng thiện... ở một mức độ nào đó, nó đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của một bộ phận nhân dân.

Xét về bản chất, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội bảo thủ, lạc hậu. Do vậy, nó ăn sâu vào tình cảm, tâm lý của con người từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Nguyên nhân kinh tế - xã hội: Những biến động trong đời sống xã hội vẫn tồn tại và tác động tiêu cực đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân như:những bất bình đẳng tiêu cực xã hội, bệnh tật hiểm nghèo, sự may rủi trong sản xuất hàng hoá nhiều khi đẩy con người ta vào tuyệt vọng, bế tắc.

- Nguyên nhân chính trị - xã hội:

+Thứ nhất là: Tôn giáo có những điểm còn phù hợp với XH XHCN, với đường lối, chính sách của Đảng cộng sản và Nhà nước XHCN nên tín ngưỡng, tôn giáo còn tiếp tục được chấp nhận; đồng thời, dưới CNXH, tôn giáo cũng có khả năng tự biến đổi để thích nghi với điều kiện chính trị - xã hội mới.

+ Thứ hai là: Ngày nay, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, bạo loạn, lật đổ…còn xảy ra ở nhiều nơi. Nỗi lo sợ về chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo…cùng với những mối đe doạ khác trong cuộc sống là điều kiện thuận lợi để tôn giáo tiếp tục tồn tại và phát triển.

+ Thứ ba là:Cuộc đấu tranh giai cấp vẫn đang diễn ra dưới nhiều hình thức vô cùng phức tạp, trong đó, các thế lực thù địch với CNXH vẫn chưa từ bỏ âm mưu lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho mục đích chính trị của mình

- Nguyên nhân văn hóa: Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo vẫn còn khả năng đáp ứng ở một mức độ nào đó nhu cầu văn hoá tinh thần của một bộ phận nhân dân và vẫn còn có ý nghĩa nhất định về giáo dục ý thức, giáo dục cộng đồng, đạo đức, phong cách, lối sống. Vì vậy, việc tôn trọng, kế thừa có chọn lọc, có định hướng những giá trị văn hoá của tôn giáo là cần thiết.

c. Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết

vấn đề tôn giáo

Một là, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Đó là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Hai là, khi tín ngưỡng tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân thì nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của mọi công dân. Công dân có tôn giáo hay không có tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Cần phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo, nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân.

Ba là, thực hiện đoàn kết những người có tôn giáo với những người không có tôn giáo, đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết những người theo tôn giáo với những người không theo tôn giáo, đoàn kết dân tộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ cộng đồng vì lý do tín ngưỡng tôn giáo.

Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, khắc phục mặt này là việc làm thường xuyên, lâu dài. Mặt chính trị là sự lợi dụng tôn giáo của những phần từ phản động nhằm chống lại sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động trong lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ thường xuyên, vừa phải khần trương, kiên quyết, vừa phải thận trọng và phải có sách lược phù hợp với thực tế.

Năm là, phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò và sự tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội cũng khác nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực, các vấn đề của xã hội có sự khác biệt. Do đó, cần phải có quan điểm lịch sử -cụ thể khi xem xét, đánh giá và giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo. “Người macxit phải chú ý đến toàn bộ tình hình cụ thể” đó là điều mà V.I.Lênin đã từng nhắc nhở khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải có quan điểm và phương thức ứng xử phù hợp với từng trường hợp cụ thể khi giải quyết các vấn đề tôn giáo.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Phân tích tính tất yếu và nội dung của liên minh công nhân – nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa?

2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và về sự ra đời hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa

3. Những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa?

4. Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa? 5. Những vấn đề cơ bản về nền văn hoá XHCN

6. Vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo theo quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin?

Chương IX

CHỦ NGHĨA XÃ HÔI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG

1. Mục đích, yêu cầu

Với sự ra đời của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội đã từ những lý thuyết không tưởng trở thành một lý luận khoa học. Quá trình thâm nhập lý luận khoa học đó vào đời sống thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã dẫn đến sự ra đời và phát triển chủ nghĩa xã hội hiện thực: từ một nước đến nhiều nước và trở thành một hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh trên phạm vi

quốc tế ở thế kỷ XX với nhiều thành tựu vĩ đại, in đậm dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.

Thế nhưng, vào những thập niên cuối thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã tạm thời lâm vào tình trạng thoái trào. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, đã tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới và tiếp tục phát triển. Thực tế, lịch sử đó đã dặt ra một vấn đề lớn về tương lai của chủ nghĩa xã hội. Lời giải đáp khoa học chân chính cho câu hỏi này chỉ có thể có được trên cơ sở nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng sáng tạo những nguyên lý đó vào việc phân tích bối cảnh cụ thể của thời đại ngày nay.

Vì vậy, trong chương này, yêu cầu: Sinh viên cần nắm được những nội dung cơ bản sau:

- Chủ nghĩa xã hội hiện thự

- Sự khủng hoảng của mô hình chủ nghĩa xã hội xô viết và nguyên nhân của nó - Triển vọng của chủ nghĩa xã hội

2. Quy định hình thức học cho mỗi nội dung nhỏ

Nội dung Hình thức học

Chương IX: Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN (HỌC PHẦN 2) (Trang 100 -103 )

×