Tư bản cố định và tư bản lưu động

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 2) (Trang 40 - 41)

V. Quá trình lưu thông của tư bản và giá trị thặng dư 1 Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản

c. Tư bản cố định và tư bản lưu động

- Khi tham gia vào quá trình chu chuyển của tư bản, thì các loại tư bản hoạt động không giống nhau, do đó căn cứ vào tính chất chu chuyển của từng loại tư bản, Mác đã chia thành: tư bản cố định và tư bản lưu động.

Tư bản cố định: là bộ phận chủ yếu của tư bản sản xuất (máy móc, thiết bị, nhà xưởng…v.v) tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó được chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm.

Tư bản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều kỳ sản xuất và nó bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất, có 2 loại hao mòn:

+ Hao mòn hữu hình: là hao mòn về vật chất và hao mòn về giá trị sử dụng, do quá trình sử dụng và sự tác động của tự nhiên làm cho các bộ phận của tư bản cố định dần hao mòn đi tới hỏng, phải thay thế.

+ Hao mòn vô hình: là hao mòn thuần tuý vì mặt giá trị, nó xảy ra có khi máy móc còn tốt, nhưng bị mất giá vì xuất hiện các máy móc mới, hiện đại, công suất cao hơn mà giá cả vẫn như cũ, thậm chí thấp hơn.

Tư bản lưu động

Tư bản lưu động là bộ phận của tư bản sản xuất (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và sức lao động…) được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong quá trình sản xuất.

Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định, việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng vì:

+ Nó sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong năm do đó sẽ tiết kiệm được tư bản ứng trước.

+ Tốc độ chu chuyển tư bản lưu động (bộ phận tư bản khả biến) làm cho tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm tăng lên.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 2) (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)