Xu hướng tất yếu của sự xuất hiện hình thái kinh tế xã hội Cộng sản chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 2) (Trang 83)

I. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

1.Xu hướng tất yếu của sự xuất hiện hình thái kinh tế xã hội Cộng sản chủ nghĩa

1. Xu hướng tất yếu của sự xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủnghĩa nghĩa

Tính mâu thuẫn gay gắt trong lĩnh vực kinh tế của chủ nghĩa tư bản biểu hiện trên lĩnh vực chính trị - xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với giai cấp tư sản ngày càng trở nên quyết liệt.

Cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản xuất hiện ngay từ khi chủ nghĩa tư bản hình thành, ngày càng trở nên căng thẳng. Qua thực tiễn cuộc đấu tranh đã dẫn tới giai cấp công nhân nhận thức được muốn giành thắng lợi phải tiếp thu chủ nghĩa xã hội khoa học hình thành chính đảng của giai cấp mình. Khi Đảng Cộng sản ra đời toàn bộ hoạt động của Đảng đều hướng vào lật đổ nhà nước của giai cấp tư sản xác lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là sự mở đầu cùa hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản xuất hiện ngay từ khi chủ nghĩa tư bản hình thành, ngày càng trở nên căng thẳng. Qua thực tiễn cuộc đấu tranh đã dẫn tới giai cấp công nhân nhận thức được muốn giành thắng lợi phải tiếp thu chủ nghĩa xã hội khoa học hình thành chính đảng của giai cấp mình. Khi Đảng Cộng sản ra đời toàn bộ hoạt động của Đảng đều hướng vào lật đổ nhà nước của giai cấp tư sản xác lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là sự mở đầu cùa hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

- Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin quan niệm việc xây dựng hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa là một việc làm lâu dài và phải trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn thấp – chủ nghĩa xã hội và giai đoạn cao – chủ nghĩa cộng sản. Trong quá trình lịch sử đó theo các ông phải có một giai đoạn đặc biệt là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

- Khái niệm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền Nhà nước cho đến khi tạo ra được những cơ sở của chủ nghĩa xã hội trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

Trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôta, C. Mác viết “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia thích ứng với thời kỳ ấy là thời kỳ quá độ về chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản ”.

- Phân loại: Có hai kiểu quá độ tuỳ thuộc vào điểm xuất phát của các nước khi đi lên chủ nghĩa xã hội.

+ Quá độ trực tiếp: từ xã hội tư bản chủ nghĩa ở mức trung bình lên chủ nghĩa xã hội – Quá độ đặc biệt.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 2) (Trang 83)