Khái niệm về dân chủ và nền dân chủ

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 2) (Trang 88 - 89)

I. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa 1 Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

a. Khái niệm về dân chủ và nền dân chủ

- Nguyên nghĩa (Demokratia): Demos karatos = quyền lực (chính trị) của nhân dân, thuộc về nhân dân.

- Khái lược lịch sử vấn đề dân chủ

Lịch sử đã từng có các chế độ: dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản. Sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa (mở đầu là cách mạng tháng 10 Nga 1917) nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được hình thành. Trong Chủ nghĩa cộng sản, dân chủ sẽ mất đi khi nhà nước tiêu vong.

V.I. Lênin: con đường biện chứng của quá trình phát triển dân chủ là "Từ chuyên chế đến dân chủ tư sản; từ dân chủ tư sản đến dân chủ vô sản; từ dân chủ vô sản đến không còn dân chủ nữa" (V.I. Lênin Toàn tập t33, Nxb Tiến Bộ, Matxcơva 1976, tr206).

- Chủ nghĩa Mác - Lênin quan niệm về dân chủ

Khái niệm: Dân chủ là hình thức tổ chức Nhà nước mà đặc trưng cơ bản là thừa nhận quyền lực chính trị của nhân dân, quyền tự do bình đẳng của công dân, thực hiện nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số.

Dân chủ là một phạm trù chính trị, bởi vì nó ra đời phát triển gắn liền với sự xuất hiện giai cấp, nhà nước, gắn liền với bản chất của giai cấp thống trị xã hội, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Dân chủ sẽ mất đI khi xã hội không còn giai cấp.

Dân chủ là một phạm trù lịch sử, bởi vì nó là thành quả đấu tranh của nhân dân lao động chống áp bức bóc lột đòi quyền tự do, dân chủ, đòi quyền làm chủ của mình. Trong các xã hội có giai cấp đối kháng quyền lực Nhà nước thuộc về giai cấp thống trị, nên dân chủ mang bản chất của giai cấp thống trị.

Thước đo mức độ thực hiện dân chủ của một chế độ xã hội là mức độ và khả năng thu hút quần chúng nhân dân tham gia vào các công việc Nhà nước và xã hội.

Nền dân chủ hay chế độ dân chủ là hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính chất của nhà nước; là trạng thái được xác định trong những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội có giai cấp. Nền dân chủ do giai cấp thống trị đặt ra, được thể chế hóa bằng pháp luật.

V.I.Lênin cho rằng: “Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, một trong những hình thái của nhà nước. Cho nên, cũng như mọi nhà nước, chế độ dân chủ là việc thi hành có tổ chức, có hệ thống sự cưỡng bức đối với người ta”(V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, t33, tr123). Do đó, nền dân chủ luôn gắn với nhà nước như là cơ chế để thực thi dân chủ và mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 2) (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)