Khái niệm văn hoá và nền văn hoá

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 2) (Trang 94 - 95)

I. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa 1 Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

a.Khái niệm văn hoá và nền văn hoá

- Văn hoá: là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người và loài người sáng tạo ra nhờ lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình.

"Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá"(Hồ Chí Minh: toàn tập t3, Nxb CTQG, HN 1995, tr431).

Văn hoá biểu hiện trình độ phát triển mà xã hội đạt được trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng: văn hoá bao gồm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần; theo nghĩa hẹp, văn hoá được hiểu chủ yếu là văn hoá tinh thần (và đây là đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học).

Văn hoá vật chất là năng lực sáng tạo của con người được thể hiện và kết tinh trong sản phẩm vật chất.

Theo nghĩa hẹp: văn hóa được hiểu chủ yếu là văn hoá tinh thần.

Văn hoá tinh thần là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá trị được sáng tạo ra trong đời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người. Đó là những giá trị cần thiết cho hoạt động tinh thần, những tiêu chí, nguyên tắc chi phối hoạt động nói chung và hoạt động tinh thần nói riêng, chi phối hoạt động ứng xử, những tri thứcm

kỹ năng, giá trị khoa học, nghệ thuật được con người sáng tạo và tích luỹ trong lịch sử của mình. Là nhu cầu tinh thần, thị hiếu của con người và những phương thức thoả mãn nhu cầu đó.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 2) (Trang 94 - 95)