Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 2) (Trang 99 - 100)

I. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa 1 Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

c.Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc

quyết vấn đề dân tộc

- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng. Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc (kể cả các cộng đồng bộ tộc và chủng tộc). Tất cả các dân tộc, dù đông người hay ít người, có trình độ phát triển cao hay thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không có đặc quyền đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào.

- Các dân tộc có quyền tự quyết. Về thực chất quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết định con đường phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc mình. Quyền dân tộc tự quyết bao gồm quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập (vì lợi ích của các dân tộc, chứ không phải vì mưu đồ và lợi ích của một nhóm người nào) và quyền tự nguyện liên hiệp lại với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.

- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Giai cấp công nhân thuộc các dân tộc khác nhau đều thống nhất, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là nội dung cơ bản nhất trong cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân.

Đảm bảo cho phong trào giải phóng dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi.

Là điều kiện thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, do đó, là cơ sở để giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin (Học phần 2) (Trang 99 - 100)