Bản chất của sản phẩm

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cá cảnh của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2020 (Trang 25 - 26)

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến xuất khẩu

2.Bản chất của sản phẩm

Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay -ớc muốn đượcđ-a ra chào bán trên thị trườngvới mục đích thu hút sự chút ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng.[8] Sản phẩm của một quốc gia muốn đượctiêu thụ trên thị trườngquốc tế tr-ớc hết cần phải đáp ứng nhu cầu hoặc mong muốn nào đó của khách hàng quốc tế thông qua một hoặc một vài yếu tố đặc tính nào đó của sản phẩm. Xúc tiến xuất khẩu của một quốc gia, xét cho cùng cũng là quá trình truyền thông tin về sản phẩm, hay cụ thể hơn là về các yếu tố đặc tính của sản phẩm của quốc gia đó đến các thị trườngnước ngoài để kích thích tiêu dùng những sản phẩm đó. như vậy, các kế hoạch xúc tiến xuất khẩu của một quốc gia chắc chắn phụ thuộc bởi các yếu tố đặc tính của sản phẩm xuất khẩu khác nhau.

Những yếu tố, đặc tính, thông tin của những sản phẩm khác nhau có thể dẫn đến những mô hình xúc tiến xuất khẩu khác nhau và hiệu quả của xúc tiến cũng khác nhau. Theo quan niệm Marketing, các công cụ xúc tiến sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi đượcáp dụng cho những sản phẩm có đặc điểm phù hợp. Chẳng hạn như quảng cáo sẽ phù hợp với hàng hóa đượctiêu dùng th-ờng ngày, dễ sử dụng; trong khi bán hàng cá nhân sẽ đạt hiệu quả hơn với các loại hàng hóa có giá trị cao, đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, sử dụng phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ thuật cũng như các dịch vụ kèm theo.[8][36] Ngoài ra, các giai đoạn khác nhau của chu kỳ sống của sản phẩm cũng thích ứng với những phương tiện truyền thông khác nhau. Hoạt động quảng cáo rất thích hợp trong giai đoạn thâm nhập và tăng tr-ởng của sản phẩm tại thị trường, nhưng sẽ là không hiệu quả bằng các hình thức tuyên truyền và khuyến mãi trong giai đoạn bão hòa hay suy thoái của sản phẩm.

Nếu thị trườnglà yếu tố bên ngoài tác động khách quan đến hiệu quả xúc tiến xuất khẩu thì sản phẩm là yếu tố bên trong doanh nghiệp, bên trong quốc gia xuất khẩu mà doanh nghiệp và quốc gia đó có thể tác động đến nó. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp không chỉ đơn thuần chọn các mô hình xúc tiến xuất khẩu phù hợp với sản phẩm xuất khẩu của mình mà còn là sự tác động ng-ợc lại từ kết quả xúc tiến xuất khẩu đến sự lựa chọn, phát triển cải tiến sản phẩm xuất khẩu. Đó là

25

quá trình phát triển lâu dài và tác động qua lại giữa hoạt động xúc tiến xuất khẩu và giá trị của sản phẩm xuất khẩu. Qua đó, việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu trọng điểm sẽ giúp tập trung nỗ lực xúc tiến xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xúc tiến. Tùy hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà mặt hàng trọng điểm cần phải đượcxác định một cách phù hợp.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cá cảnh của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2020 (Trang 25 - 26)