Dự báo triển vọng thị trườngcá cảnh thế giới giai đoạn 2010-2020

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cá cảnh của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2020 (Trang 73)

II. Đánh giá thực trạng xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cá cảnh của TP.HCM

2.Dự báo triển vọng thị trườngcá cảnh thế giới giai đoạn 2010-2020

Theo số liệu của FAO, khối lượnggiá trị xuất khẩu cá cảnh trên toàn thế giới hằng năm đạt khoảng 200 đến 300 triệu USD, chiếm khoảng 1% tổng giá trị thương mại về cá trên thế giới. Đối với một ngành công nghiệp trên thế giới, điều đó có thể sẽ không gây ấn tượng. Tuy nhiên, nếu chúng ta tính cộng thêm chi phí nhập khẩu vào giá vốn thì điều này sẽ làm cho tổng giá trị thương mại bán buôn cá cảnh trên thế giới -ớc tính là gần 1 tỷ USD, còn với thương mại bán lẻ sẽ là khoảng 3 tỷ USD. Tổng mức doanh thu bán lẻ trong ngành công nghiệp cá cảnh sẽ nhiều hơn nữa khi không chỉ tính riêng cá. Bản thân cá cảnh được-ớc tính chỉ chiếm khoảng 15% tổng doanh thu của toàn bộ ngành công nghiệp cá cảnh trên thế giới. Phần còn lại là các sản phẩm liên quan bao gồm thức ăn cá, bể cá cảnh, thủy sinh, bộ chiếu sáng, bộ lọc... Điều này dẫn đến một mức doanh thu đáng kể là 15 tỉ USD. Lĩnh vực này sẽ mang lại thu nhập cho hàng trăm nghìn ng-ời, thậm chí hàng triệu ng-ời trên thế giới. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, lĩnh vực cá cảnh là một nguồn thu nhập quan trọng cho vùng nông thôn, các cộng đồng ven biển và hải đảo cũng như cung cấp các cơ hội việc làm và doanh thu xuất khẩu mới cho các nước này. Chính vì thế, có thể nói tầm quan trọng của thương mại cá cảnh đã v-ợt xa thị phần nhỏ bé của chính nó trong thương mại quốc tế.

Bởi vì thu nhập to lớn cho cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu như đã phân tích ở trên mà ngày càng nhiều nước trên thế giới tham gia xuất khẩu, nhập khẩu cá cảnh. Theo số liệu của FAO, số lượngnước nhập khẩu cá cảnh đã tăng từ 32 nước ở năm 1976 đến 120 nước trong năm 2004. Điều này chứng tỏ nhu cầu thương mại cá cảnh trên thế giới ngày càng tăng. Và dù trong giai đoạn nền kinh tế thế giới suy thoái hay không suy thoái, con ng-ời vẫn có sở thích nuôi cá cảnh để bớt căng thẳng hay xả stress. Ngoài ra, cá cảnh còn là mặt hàng được-a chuộng sử dụng trong trang trí nội thất nhà cửa, v-ờn tược ở nhiều nước trên thế giới. Đó là nguyên nhân khiến xuất khẩu cá cảnh trên thế vẫn duy trì ở một mức khá cao và có chiều hướngtăng. Hầu hết các nước nhập khẩu cá cảnh đều cho thấy một sự tăng tr-ởng ổn định trong nhập khẩu cá cảnh hoặc ít nhất là một mức nhập khẩu cá cảnh đượcduy trì ổn định.

73

Cũng theo FAO, trong những năm gần đây, thị trườngcá cảnh thế giới không ngừng tăng tr-ởng cả về quy mô lẫn kim ngạch với tốc độ phát triển trung bình 14% năm. Điều này mở ra triển vọng lớn cho Việt Nam không chỉ duy trì tình hình xuất khẩu cá cảnh đang có, cố gắng lấp những khoảng trống mới về nguồn cung cá cảnh trên thế giới mà còn mở rộng xuất khẩu các sản phẩm phụ trợ trong những năm tới.

Các nhà nhập khẩu cá cảnh lớn của thế giới là Hoa Kỳ, Nhật Bản và châu Âu (trong đó có Anh, Pháp, Đức là thị trườnglớn) đượcdự báo sẽ vẫn là nhà nhập khẩu cá cảnh chính của thế giới. Về mặt giá trị, các loài cá nước ngọt chiếm khoảng 90%, còn lại là các loài cá biển. Cá nước ngọt chủ yếu là các loài đượcnuôi trong khi đó cá biển đượckhai thác từ tự nhiên và có liên quan đến các vấn đề dịch bệnh. Do đó, trong thời gian tới cơ cấu cá cảnh nhập khẩu có thể sẽ không có sự thay đổi quá lớn.

3. Quan điểm, đ-ờng lối chung đối với hoạt động xúc tiến xuất khẩu

Sau khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã khẳng định qua các văn bản pháp quy con đ-ờng đ-a nền kinh tế Việt Nam đi lên và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tại Nghị định số 95 CP/ ngày 4-12-1993 của Chính phủ, công tác xúc tiến xuất khẩu đượccoi là một trong các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Từ đó đến nay và cả trong thời gian sắp tới, vai trò của xúc tiến xuất khẩu vẫn đượcĐảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về Chiến l-ợc xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010 cũng đã khẳng định: “Công t²c thị trường, xúc tiến xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng, phải đượctriển khai m³nh mẽ nh´m t³o môi trường quốc tế thuận lợi cho xuất khẩu”. Chỉ thị này cũng xác định xúc tiến xuất khẩu là công việc và trách nhiệm của doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức hỗ trợ kinh doanh.

Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã đặt ra những yêu cầu cụ thể cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu l¯: “T³o thị trường ổn định cho một số mặt hàngnông s°n thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh; tìm kiếm thị trườngcho mặt hàng xuất khẩu mới, nâng cao chất lượngcác mặt hàng xuất khẩu, tăng thêm thị

74

phần ở các thị trườngtruyền thống, tiếp cận và mở mang các thị trườngmới. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xúc tiến xuất khẩu, thông tin thị trườngbằng nhiều phương tiện và tổ chức thích hợp, kể cả các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngo¯i”.

Qua những văn bản pháp quy trên, có thể thấy xúc tiến xuất khẩu thực sự có vị trí rất quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển và đã đượcĐảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm đúng mực. Công tác xúc tiến xuất khẩu theo quan điểm của Đảng, Nhà nước ta có bốn mục tiêu:

- Về quản lý nhà nước: tập trung vào xây dựng văn bản pháp quy về xúc tiến xuất khẩu, tiếp tục thực hiện cải cách trong việc giải quyết các thủ tục hành chính đi đôi với việc kiểm tra, giám sát các hoạt động về khuyến mãi và hội chợ triển lãm, áp dụng nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc xây dựng và thực hiện ch-ơng trình xúc tiến xuất khẩu;

- Các ch-ơng trình xúc tiến xuất khẩu và hỗ trợ doanh nghiệp là: thông tin - thương mại và nghiên cứu thị trường, hội chợ triễn lãm và kết nối giao thương, tuyên truyền về xuất khẩu, hội thảo đào tạo tập huấn nâng cao năng lực xúc tiến xuất khẩu, ch-ơng trình thương hiệu quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trườngquốc tế thông qua các trung tâm giới thiệu sản phẩm tại nước ngoài, xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực do Bộ Công thương quản lý;

- Xây dựng và củng cố mạng l-ới xúc tiến thương mại trong cả nước làm động lực phát triển xuất khẩu các ngành hàng truyền thống cũng như các ngành hàng mới; - Tăng c-ờng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu của các nước.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, xúc tiến xuất khẩu cũng đượcquan tâm đẩy mạnh và đượcxem là tất yếu khách quan. Tháng 11, năm 2001, Trung tâm Xúc tiến - thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh đượcthành lập theo Quyết định số 104/2001/QĐ-UB của ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm có chức năng tham m-u, tham gia xây dựng và góp phần triển khai thực hiện kế hoạch, ch-ơng trình xúc tiến thương mại, các chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu và

75

đầu tư theo chỉ đạo của ủy ban nhân dân thành phố. Trung tâm có các tờ báo, bộ phận trực thuộc như: báo Sài Gòn Tiếp Thị, bản tin Xúc tiến thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, showroom xuất khẩu, hệ thống đối thoại doanh nghiệp trực tiếp và trực tuyến... nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp thông tin kinh tế, thị trườngtrong nước và xuất khẩu, cơ hội đầu tư… Việc thành lập Trung tâm thể hiện một cách rõ nhất tầm quan trọng và sự quan tâm của lãnh đạo thành phố đối với công tác xúc tiến xuất khẩu của thành phố nói riêng và cả nước nói chung.[43]

Trong những năm gần đây, xúc tiến xuất khẩu trở thành một vấn đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm của xã hội và giới kinh doanh. Đã có một sự chuyển biến lớn trong nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành và các doanh nghiệp về vai trò của công tác xúc tiến xuất khẩu trong điều kiện kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập vào kinh tế và khu vực thế giới. Nhiều cuộc tọa đàm, trao đổi, bài viết, phóng sự, truyền hình... đề cập đến vấn đề này đã thể hiện yêu cầu bức xúc trong đời sống kinh tế ở nước ta. Nhiều hoạt động đượctriển khai nhằm củng cố thêm nhận thức của xã hội, của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp. Khi là thành viên của WTO, một số biện pháp hỗ trợ xuất khẩu sẽ không còn phù hợp nữa, mà phải thay thế bằng các biện pháp xúc tiến xuất khẩu. Chính vì vậy, việc đề ra định hướngvà giải pháp cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu trong bối cảnh mới là thực sự cần thiết.

II. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cá cảnh TP.HCM giai đoạn 2010-2020 TP.HCM giai đoạn 2010-2020

như đã đượcgiới thiệu trong ch-ơng 1 của khóa luận này, hoạt động xúc tiến xuất khẩu của một mặt hàng có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng đó mà còn có tầm quan trọng đối với một địa phương, một quốc gia. như vậy, nếu xét cụ thể trong một địa phương thì toàn bộ chiến l-ợc xúc tiến xuất khẩu một mặt hàng của địa phương đó phải có sự tham gia đồng bộ và có sự liên kết giữa lãnh đạo địa phương và các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển của hoạt động xúc tiến xuất khẩu, các sự liên kết giữa các doanh nghiệp đã hình thành nên một chủ thể khác cùng tham gia thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, đó là hiệp hội doanh nghiệp. Đối với mặt hàng cá cảnh của TP.

76

Hồ Chí Minh, ba thành phần gồm lãnh đạo địa phương, Hội cá cảnh, và bản thân các doanh nghiệp đang ngày càng thể hiện những vai trò quan trọng trong chiến l-ợc xúc tiến xuất khẩu tổng thể của địa phương. Mô hình hệ thống phóng tàu vũ trụ có thể minh họa cho vai trò và sự liên kết của các thành phần trên trong chiến l-ợc xúc

tiến xuất khẩu cá cảnh TP. Hồ Chí Minh :

Hình 3.1: Mô hình liên kết xúc tiến xuất khẩu cá cảnh TP.HCM Bệ phóng - cấp lãnh đạo có tác định dụng : h-ớng và là sự hỗ trợ cơ bản , nền tảng cho toàn bộ quá trình phóng tàu vũ trụ 77 77

Tên lửa phản lực - cảnh Hội cá TP.HCM :

tạo lực đẩy trực tiếp đ-a tàu vũ trụ vào quỹ đạo đ-ợc định tr-ớc

Tàu vũ trụ -

doanh nghiệp

:

sau khi vào đ-ợc để đế chỉnh điều tự sẽ đạo quỹ tiến thể có n (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mục tiêu định tr-ớc hoặc tiến xa hơn

Do đó, muốn nâng cao hiệu quả xúc tiến xuất khẩu cá cảnh của TP. Hồ Chí Minh, cần thiết phải có những giải pháp đối với cả ba thành phần trên: cấp lãnh đạo của thành phố, Hội cá cảnh thành phố và các doanh nghiệp cá cảnh. Các giải pháp mà tác giả kiến nghị đối với từng thành phần sẽ đượclần l-ợt đượctrình bày trong các phần tiếp theo của ch-ơng.

78

1. Nhóm giải pháp đối với lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh 1.1Hợp nhất Hội cá cảnh của TP.Hồ Chí Minh

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập vào nền thương mại quốc tế, các hội nhóm doanh nghiệp cùng ngành hàng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp và của quốc gia. Vai trò đó càng trở nên thiết yếu đối với những ngành non trẻ, quy mô nhỏ, gồm những doanh nghiệp nhỏ lẻ, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế còn non nớt tại Việt Nam hiện nay.

Với tình hình manh mún không chỉ trong sản xuất hay xuất khẩu cá cảnh tại TP. Hồ Chí Minh mà ngay cả trong sự lãnh đạo, hỗ trợ ngành cá cảnh của các câu lạc bộ, tổ hội cá cảnh khác nhau như hiện nay, một Hội cá cảnh TP. Hồ Chí Minh thống nhất phải đượcthành lập càng sớm càng tốt. Muốn vậy, chính quyền thành phố phải thực sự kiên quyết trong việc chỉ đạo, tập hợp các tổ chức, câu lạc bộ về cá cảnh hiện có tại thành phố lại để thành lập một hệ thống Hội cá cảnh TP.HCM duy nhất và có ch-ơng trình hoạt động hiệu quả nhất. Hội cá cảnh mới sẽ có cơ cấu rõ ràng với các ban chuyên trách cho từng mảng hỗ trợ từ sản xuất đến xuất khẩu, ví dụ như ban kỹ thuật chăn nuôi cá, ban nghiên cứu thị trường, ban quảng bá sản phẩm...

Một số nhiệm vụ của Hội cá cảnh như là:

- Thay mặt chính quyền để tập hợp, liên kết doanh nghiệp, doanh nhân từ sản xuất đến xuất khẩu lại với nhau để cùng kinh doanh, tạo môi trườngcho họ chia sẽ kinh nghiệm kinh doanh, đồng thời chỉ đạo họ kinh doanh theo định hướngđúng đắn, mang lại hiệu quả cao;

- Thực hiện chức năng cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà nước, với cấp lãnh đạo địa phương bằng việc tổng hợp những kiến nghị của các hội viên về cơ chế, chính sách của Nhà nước để từ đó kiến nghị lên Chính phủ và các Bộ, ngành các cấp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành hoặc để xây dựng các chính sách quản lý phù hợp hơn;

79

- Hỗ trợ tăng c-ờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trườngthông qua các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về thông tin thị trườngtiêu thụ, cung ứng, vận tải, đào tạo, tổ chức triễn lãm hội chợ...;

- Đại diện các doanh nghiệp trên thương trườngquốc tế để giải quyết các tranh chấp, đàm phán bảo vệ quyền lợi của hội viên, liên kết phối hợp với các tổ chức quốc tế khác để thực hiện xúc tiến xuất khẩu;

- Là kênh quảng bá hữu hiệu hình ảnh và thông tin các doanh nghiệp đến các khách hàng, đối tác... thông qua trang web, các ấn phẩm và các phương tiện truyền thông khác của hiệp hội. [38][28]

Rút kinh nghiệm từ thất bại lần tr-ớc của mô hình Hội cá cảnh TP.HCM, cơ quan chính quyền cần quán triệt tư tưởng, chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức Hội cá cảnh TP.HCM. Theo đó, thành phố cần có cơ chế giám sát hoạt động của Hội, phòng ngừa những biểu hiện quan liêu, hoạt động cá nhân, sai lệch với định hướngban đầu. Không những thế, lãnh đạo thành phố cũng cần chỉ đạo các cơ quan chức năng, đặc biệt là những tổ chức xúc tiến thương mại, nhiệt tình hỗ trợ hoạt động của Hội cá cảnh để Hội phát triển nhanh chóng và khắc phục những thiếu sót trong những năm qua.

1.2Thành lập ban chuyên trách có thẩm quyền về cá cảnh

Cần thiết phải thành lập một ban chuyên trách về cá cảnh để giải quyết nhanh những vấn đề trong sản xuất và xuất khẩu, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hay tình trạng chồng chéo các hoạt động giữa các cơ quan chức năng. Ban này sẽ có quyền hạn và trách nhiệm cao hơn tổ chức hội nghề nghiệp để có thể tiếp xúc dễ dàng hơn với các cơ quan Sở ngành khác có liên quan. Cụ thể, cơ quan này sẽ có các nhiệm vụ như là:

- Làm việc với các cơ quan, Sở ngành và các bên liên quan để tạo điều kiện cho sản xuất, xuất khẩu cá cảnh. Ví dụ như làm việc với Hải quan về thuế nhập khẩu cá giống, làm việc với Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh về công tác thống kê số liệu

80

sản xuất, xuất khẩu... như vậy vừa tiết kiệm đượcthời gian, chi phí cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cá cảnh của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2020 (Trang 73)