0
Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH XÚC TIẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÁ CẢNH CỦA TP. HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2010-2020 (Trang 63 -65 )

II. Đánh giá thực trạng xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cá cảnh của TP.HCM

1. Kết quả đạt được

Qua hơn năm năm TP.HCM thực hiện ch-ơng trình phát triển cá cảnh với nhiều biện pháp tập trung cùng sự cố gắng của các cấp và các doanh nghiệp, phong trào nuôi và xuất khẩu cá cảnh của TP.HCM đã b-ớc đầu v-ợt qua những khó khăn và đạt đượcmột số kết quả khả quan.

Tính đến cuối năm 2008, tổng diện tích thực tế đ-a vào sản xuất là 88,34 ha, thể tích bể kiếng, hồ xi măng là 89 ngàn m3, có khả năng đ-a vào l-u thông 55-60 triệu con cá cảnh một năm. Trong hơn 60 chủng loại cá cảnh có 36 loại nuôi sinh sản, 14 loại khai thác, thuần d-ỡng từ cá thiên nhiên, còn lại các loài có lượngtiêu thụ thấp. Các loại chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu sản xuất là cá chép (25,1%), cá bảy màu (22,1%), cá xiêm (5,3%), cá la hán, cá dĩa, cá vàng... Nhóm nuôi ao đất chiếm 83,45%, các loài nuôi trên bể xi măng hoặc bể kiếng là 13,8%. Về giá trị sản phẩm, 5 loại: cá dĩa, cá xiêm, bảy màu, chép Nhật, cá vàng chiếm đến 90% tổng giá trị sản phẩm. Đặc biệt, cá dĩa tuy chỉ chiếm 4,1% sản phẩm nhưng chiếm 40,3% giá trị. nhóm cá nuôi trong bể kiếng, bể xi măng chỉ chiếm 13% trong cơ cấu sản lượng- nhưng chiếm 56,3% trong tổng cơ cấu giá trị.

Bảng 2.3: Sản lượngcả cảnh đượcchăn nuôi tại TP.HCM

2005 2006 2007 2008 2009

Sản lượng(triệu con) 20 36 45 52 55

Tốc độ tăng sản lượng - 180 125 116 106

(Nguồn: Cục thống kê TP.HCM)

Nhờ tình hình sản xuất trong nước phát triển cùng với các ch-ơng trình hỗ trợ xuất khẩu kịp thời mà tình hình xuất khẩu cá cảnh của TP.HCM các năm qua có sự tăng tr-ởng về cả số lượngvà giá trị.

Điều đáng l-u ý là do những hàng rào kỹ thuật về nhập khẩu cá cảnh của Hoa Kỳ và châu Âu nên từ năm 2007 đến nay, nước ta không xuất khẩu đượccá Chép

63

trong khi loại cá này có giá trị khá cao và mang lại kim ngạch tươngđối lớn. (Năm 2006, thành phố xuất khẩu được75.027 con cá Chép với giá 3,9 USD/con, thu về 292.605 USD chiếm 8,37% tổng kim ngạch xuất khẩu cá cảnh của năm). Tuy vậy, thành phố vẫn duy trì đà tăng xuất khẩu cá cảnh về số lượngvà kim ngạch xuất khẩu đến giữa năm 2009 là một nỗ lực đáng ghi nhận của toàn ngành cá cảnh TP.Hồ Chí Minh. Kể từ cuối năm 2009, thành phố xuất khẩu trở lại một số loại cá chủ lực vào thị trườngHoa Kỳ, nên kim ngạch xuất khẩu cá cảnh thành phố đạt khoảng 10 triệu USD, tăng mạnh so với năm 2008 (khoảng 5,5 triệu USD) và các năm tr-ớc đó (từ 3,5 đến 5 triệu USD/năm). Với đà phát triển này thì mục tiêu đã đề cho năm 2010 của TP.HCM là xuất khẩu đạt 6 triệu con cá cảnh với kim ngạch từ 12-15 triệu USD hoàn toàn có thể xảy ra.

Bảng 2.4: Sản lượngvà kim ngạch xuất khẩu cá cảnh TP.HCM từ 2006-2009

2006 2007 2008 2009

Sản lượng(triệu con) 3,5 3,7 4,2 5

Tốc độ tăng (%) - 106 114 119

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 4,2 4,8 5,5 10

Tốc độ tăng (%) - 114 115 182

(Nguồn:Báo cáo cá cảnh xuất khẩu tại cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất 2006- 2009 của Chi cục quản lý chất lượngvà bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM)

64

Hình 2.2: Cơ cấu thị trườngxuất khẩu cá cảnh Việt Nam năm 2009

(Nguồn:Báo cáo cá cảnh xuất khẩu tại cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất 2006- 2009 của Chi cục quản lý chất lượngvà bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM)

Về thị trườngxuất khẩu thì cá cảnh thành phố đã đượcxuất đi hầu hết cả thế giới từ châu á đến châu Âu, Hoa Kỳ. Thị trườngnhập khẩu cá cảnh lớn nhất của Việt Nam là khối EU, chiếm 64,97% tổng kim ngạch xuất khẩu cá cảnh của nước ta (số liệu năm 2009). Các nước nhập khẩu mạnh trong khối là Đức, Anh, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch... Thấp hơn EU là thị trườngHoa Kỳ, đây là thị trườngriêng lẻ nhập khẩu cá cảnh lớn nhất thế giới. Cá bảy mày và cá dĩa của Việt Nam tại thị trườngHoa Kỳ khá thành công, hầu như mỗi tuần đều có cá Việt Nam xuất sang thị trườngnày. Tại châu á, cá cảnh Việt Nam xuất nhiều sang Nhật Bản, vốn là thị trườngnhập khẩu cá cảnh riêng lẻ lớn thứ 2 trên thế giới. Ngoài ra, Singapore, Thái Lan... cũng nhập khẩu cá cảnh từ Việt Nam, dù không nhiều nhưng là những giống cá đẹp và đặc tr-ng của Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH XÚC TIẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÁ CẢNH CỦA TP. HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2010-2020 (Trang 63 -65 )

×