Tr-ớc hết, hoạt động xúc tiến xuất khẩu là cần thiết nhằm thu hút sản xuất phục vụ xuất khẩu mặt hàng cá cảnh TP.HCM ra thế giới. Trên thế giới ngày nay, nuôi cá cảnh đang trở thành một trong những sở thích đượcquan tâm bậc nhất. Nuôi cá cảnh tại các gia đình ngoài tác dụng trang trí cho ngôi nhà, nó còn là một phương pháp hiệu quả để giải tỏa những căng thẳng của cuộc sống hiện đại. Tại Anh, cá cảnh đượcxem là vật nuôi đượcthu hút thứ ba sau chó và mèo. Nhu cầu cao đã thúc đẩy ngành công nghiệp cá cảnh của thế giới phát triển mạnh mẽ trong những thập niên gần đây. Theo báo cáo của FAO, thương mại cá cảnh trên thế giới đạt 900 triệu USD vào năm 2000, tốc độ tăng tr-ởng bình quân 14%/năm kể từ 1985. Các nước đang phát triển chiếm 2/3 sản lượngcá cảnh cung cấp cho thị trườngthế giới.
Trong khi đó, Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng lại có nhiều tiềm năng cho ngành công nghiệp cá cảnh phát triển mạnh, nhờ các điều kiện thuận lợi về
28
khí hậu và nguồn nước tốt thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển các loài cá cảnh nhiệt đới, nguồn lợi thủy sản tự nhiên phong phú, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, chi phí sản xuất thấp và lực lượngnghệ nhân có tay nghề cao. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hầu như các loại cá cảnh trên thế giới đều đã có ở Việt Nam với tổng số hơn 100 loài. Còn theo đánh giá của Bộ Thủy sản, nơi dẫn đầu trong phong trào nuôi và kinh doanh cá cảnh vẫn là TP.Hồ Chí Minh. Vào thời điểm tr-ớc năm 2005, mỗi năm thành phố xuất khẩu cá cảnh đạt doanh thu từ 4 - 4,5 triệu USD, cao hơn cả doanh thu xuất khẩu hoa với hơn 3 triệu USD/năm. Nhận thấy tiềm năng xuất khẩu cao của mặt hàng cá cảnh, năm 2004, TP.HCM đã xác định cá cảnh là một trong những mũi nhọn đặc tr-ng của nông nghiệp đô thị, với “Ch-ơng trình phát triển cây, hoa kiểng, cá cảnh TP.HCM giai đoạn 2004-2010”. Với chương trình n¯y, TP.HCM đ± đồng thời cùng với c° nước thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướnghiệu quả hơn, trong đó cá cảnh là mặt hàng phù hợp với nông nghiệp đô thị lại mang tỷ suất lợi nhuận cao (đến 70% - theo Báo cáo tổng kết năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Cá cảnh không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí tao nhã của ng-ời chơi mà góp phần tạo ra công ăn việc làm cho ng-ời lao động và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nó thực sự là một nghề đầy tiềm năng của ngành nông nghiệp TP.HCM. Xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cá cảnh tại TP.HCM góp phần thu hút đầu tư mở rộng ngành nông nghiệp chăn nuôi cá cảnh, từ đó chuyển dịch, phát triển dần thành mặt hàng công nghiệp phục vụ xuất khẩu. [24][33][44][45]
Thứ hai, hoạt động xúc tiến xuất khẩu là công cụ hữu hiệu để tăng hiệu quả kinh tế của xuất khẩu mặt hàng cá cảnh. Cá cảnh Việt Nam bắt đầu đượcxuất khẩu nhiều đi nước ngoài từ 1990, đầu tiên là Đài Loan, sau đến Pháp, Singapore, Tiệp, Đức, Hoa Kỳ... Trong khi nhiều mặt hàng xuất khẩu đang lâm vào cảnh khó khăn do kinh tế thế giới suy thoái, thì xuất khẩu cá cảnh Việt Nam lại có những b-ớc tăng tr- ởng nhảy vọt. Xuất khẩu cá cảnh ở Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh, chiếm hơn 3% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Trong đó, thị trườngcá cảnh TP.HCM chiếm đến 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cá cảnh của cả nước. Dù khủng hoảng kinh tế ảnh h-ởng đến nhiều mặt hàng xuất khẩu nhưng đến những ngày đầu
29
tháng 9 năm 2009, lượngcá cảnh ở TP.HCM xuất khẩu vẫn đạt khoảng 4,2 triệu con (bằng cả năm 2008), kim ngạch đạt khoảng 7 triệu USD. Theo ch-ơng trình phát triển của TP.HCM, đến năm 2010, TP.HCM phấn đấu xuất khẩu 6 triệu con/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 12-15 triệu USD/ năm, hướngđến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 70-100 triệu USD/ năm và năm 2025 là 150-200 triệu USD/năm. Để duy trì khả năng xuất khẩu như hiện nay và hoàn thành mục tiêu dài hạn, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu cho mặt hàng cá cảnh của TP.HCM cần thiết đượcduy trì và đẩy mạnh. [30][33][39][45]
Thứ ba, xúc tiến xuất khẩu là hoạt động cấp thiết giúp đỡ xuất khẩu cá cảnh v-ợt qua những khó khăn, rào cản từ các thị trườngnhập khẩu. Sau khi Việt Nam thực hiện hội nhập với nền kinh tế thương mại thế giới, các doanh nghiệp xuất khẩu tại mọi ngành nghề đều gặp phải những đòi hỏi ngày càng khắt khe từ thị trườngnhập khẩu mà chủ yếu là về tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm. Ngành cá cảnh TP. Hồ Chí Minh trong một thời gian dài hoạt động nội địa nên thiếu nhiều kinh nghiệm xuất khẩu và rất bị động khi vấp phải các đòi hỏi như trên từ nước nhập khẩu. Trong hơn hai năm vừa qua, cá cảnh Việt Nam nói chung và của TP.HCM nói riêng đã phải chật vật đối phó với những lệnh cấm nhập khẩu cá cảnh không đủ tiêu chuẩn của châu Âu và Hoa Kỳ. Bên cạnh những hàng rào kỹ thuật, tình trạnh bỡ ngỡ vì thiếu thông tin nhu cầu của thị trườngnhập khẩu cũng là một khó khăn mà các doanh nghiệp cá cảnh địa phương đang gặp phải. Những khó khăn, trở ngại này cần đượchỗ trợ gỡ rối ngay lập tức thông qua các hoạt động xúc tiến xuất khẩu của mọi thành phần của địa phương.