Những quy định của WTO có liên quan đến xúc tiến xuất khẩu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cá cảnh của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2020 (Trang 27 - 28)

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến xuất khẩu

4.Những quy định của WTO có liên quan đến xúc tiến xuất khẩu

Đối với hoạt động xúc tiến xuất khẩu thì WTO chỉ mới đề cập đến hai vấn đề: - Những quy định về trợ cấp và trợ cấp xuất khẩu đối với nông nghiệp đượcquy định trong Hiệp định nông sản (Agreement on Agriculture – AoA). Hiệp định đã đề ra 6 loại trợ cấp xuất khẩu mà các nước thành viên WTO phải cắt giảm là: (i) Việc Chính phủ trợ cấp trực tiếp dựa trên thành tích xuất khẩu dù đó là trợ cấp bằng tiền hay bằng hiện vật, dù dành cho cá nhân ng-ời sản xuất, doanh nghiệp đơn lẻ hay tập thể, hiệp hội của ngành; (ii) Việc Chính phủ chuyển nông sản dự trữ với mục đích phi thương mại sang để xuất khẩu với mức định giá thấp hơn giá của sản phẩm tươngtự dành cho ng-ời tiêu dùng trong nước; (iii) Việc thanh toán cho hàng nông sản xuất khẩu thông qua hoạt động của Chính phủ, dù có hay không sử dụng nguồn tài chính công, kể cả việc thanh toán từ nguồn thu thuế đánh vào sản phẩm đó hay đánh vào một nông sản khác mà từ đó sản phẩm xuất khẩu đượctạo ra; (iv) Việc trợ cấp nhằm giảm chi phí xuất khẩu nông sản bao gồm cả các chi phí về bảo quản, nâng cấp và chi phí chế biến khác, cũng như chi phí vận tải quốc tế, không kể các dịch vụ xúc tiến và đầu tư; (v) Việc Chính phủ bảo đảm hay ủy quyền bảo đảm vận tải nội địa đối với hàng xuất khẩu với các điều kiện -u đãi hơn vận tải trong nước;

27

(vi) Việc trợ cấp cho nông sản dựa trên mức độ tham gia của chúng trong những sản phẩm xuất khẩu.

- Quy định về nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ: Chủ sở hữu của các nhãn hiệu đã đượcđăng ký có đặc quyền cấm bên thứ ba dùng những dấu hiệu hàng hóa trùng hoặc tươngtự với những dấu hiệu của nhãn hiệu đã đượcđăng ký mà việc sử dụng đó có thể gây nhầm lẫn. Do đó, trách nhiệm của các nước là phải dừng việc cho phép sử dụng nhãn hiệu nước ngoài nếu những nhãn hiệu đó đượckết hợp với một nhãn hiệu khác để tạo thành một dạng xuất xứ hàng hóa quốc gia. Quy định của WTO cho phép các nước thành viên tự do xác định các điều kiện về cấp giấy phép và chuyển - nhượng nhãn hiệu.

Tóm lại, khi thực hiện xúc tiến xuất khẩu thông qua các hình thức trợ cấp, các nước cần chú ý đến việc lựa chọn hình thức trợ cấp sao cho không dùng những hình thức đã bị cấm. Ng-ợc lại, đối với nhãn hiệu sản phẩm, các nước cần chú ý khai thác các quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu đã đượcWTO quy định để nâng cao hiệu quả hoạt động quảng cáo trên thị trườngthế giới. [20]

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cá cảnh của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2020 (Trang 27 - 28)