Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cá cảnh của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2020 (Trang 65 - 73)

II. Đánh giá thực trạng xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cá cảnh của TP.HCM

2.Hạn chế và nguyên nhân

Nhìn chung, trong những năm qua, xuất khẩu cá cảnh của thành phố dần dần có những b-ớc phát triển. Tuy vậy, các b-ớc phát triển này vẫn còn chậm và với quy mô khá nhỏ (sản lượngxuất khẩu các năm chỉ chiếm khoảng 8 - 10% sản lượngchăn nuôi). Điều này cho thấy cá cảnh thành phố vẫn chủ yếu đượctiêu thụ nội địa hơn là tập trung để xuất khẩu. Và điều này cũng cho thấy các hoạt động xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cá cảnh vừa qua ở TP.HCM ch-a thực sự có hiệu quả như mong đợi. Những hạn chế chung của các hoạt động xúc tiến xuất khẩu cá cảnh TP.HCM đượcnhóm lại như sau:

Thứ nhất, hoạt động nghiên cứu khảo sát thị trường, cung cấp thông tin phục vụ xuất khẩu cho mặt hàng này ch-a đượcchú ý đúng mức. Cơ sở dữ liệu duy nhất cho ngành cá cảnh hiện nay đượcxây dựng phần lớn là kiến thức kỹ thuật, khoa học, tập trung cho quá trình nuôi cá cảnh. Còn những thông tin về thị trường, đặc biệt là

65

thị trườngnước ngoài thì đượchứa hẹn là sẽ đượccung cấp trong giai đoạn phát triển về sau. Thông tin phục vụ xuất khẩu hiện nay mà các doanh nghiệp kinh doanh cá cảnh chủ yếu tự góp nhặt từ Internet, báo chí hoặc do truyền nhau giữa những hội viên trong cùng câu lạc bộ, tổ hội nghệ nhân cá cảnh. Các thông tin tự góp nhặt từ các kênh truyền thông thì chung chung, không cụ thể, ch-a đượcxử lý, phân tích, cập nhật nên thiếu hệ thống khoa học, độ tin cậy thấp, không thể phục vụ tốt cho công tác xuất khẩu. Thông tin hỗ trợ từ các hội, câu lạc bộ cũng không có chất lượnghơn vì cách thức thu thập của họ cũng chỉ dừng ở mức dịch lại từ nguồn nước ngoài hoặc khá hơn là đi du lịch, tham quan và hỏi thăm các mối quen biết ở nước ngoài. Các chuyến đi này phần lớn là sang các nước xuất khẩu cá cảnh trong khu vực như Singapore, Thái Lan... nên thông tin mang về cũng là thông tin về sản xuất chứ không có nhiều thông tin thị trườngtiêu thụ cá cảnh. Ch-a có chuyến đi nào thực hiện nghiên cứu thị trường, thu thập khảo sát thông tin cho mặt hàng cá cảnh này tại nước ngoài một cách khoa học và có hệ thống. Thông tin từ các sở ngành thì chậm và thường l¯ trong tình tr³ng “đ± x°y ra rồi mới b²o”. Với lượng thông tin h³n chế, đặc biệt hiếm thông tin về thói quen tiêu thụ, mức độ cạnh tranh, thông lệ và điều kiện nhập khẩu của thị trườngnước ngoài, thì các doanh nghiệp xuất khẩu cá cảnh hoàn toàn bị động, lúng túng và mất nhiều thời gian khi phải đối phó với những đòi hỏi mới của thị trường.

Thứ hai, các hoạt động quảng bá cá cảnh Việt Nam thông qua hội chợ, triển lãm, các cuộc thi cá cảnh ch-a đạt hiệu quả như mong đợi. Với quy mô của ngành cá cảnh hiện nay thì nước ta ch-a thể tổ chức hội chợ triển lãm cá cảnh trong nước chứ ch-a nói đến ở nước ngoài. Cá cảnh Việt Nam hiện nay chủ yếu chỉ tham gia vào các hội chợ, triển lãm, cuộc thi cá cảnh nội địa và quốc tế. Tình hình nội địa là các triển lãm, cuộc thi cá cảnh đượccác câu lạc bộ nhỏ đua nhau tổ chức chỉ mang tính hình thức, giao l-u vui là chính nên không có tác dụng xúc tiến xuất khẩu. Nếu như các sự kiện cấp thành phố cho cá cảnh thì ngày càng gây nhàm chán, vơi dần sự quan tâm và ch-a xứng đáng với tiềm năng của ngành thì công tác tham gia các sự kiện quốc tế lại ít và cũng không đượcđầu tư thực hiện. Có một số chuyến đi của một số nghệ nhân đượcmời làm giám khảo cho các cuộc thi thì đượchỗ trợ từ ban tổ chức,

66

còn các chuyến đi khác thì có kinh phí từ chính các thành viên trong đoàn chứ ít đượchỗ trợ từ chính quyền hoặc từ các cơ quan tổ chức khác. Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới với điểm xuất phát thấp, trình độ kinh tế ch-a phát triển nên các hoạt động xúc tiếu xuất khẩu phải tiến hành trong điều kiện thiếu kinh phí, thiếu cơ sở vật chất. Cũng vì lý do kinh phí mà hiện nay thành phố không có chiến l-ợc cụ thể nào cho hoạt động quảng bá cá cảnh Việt Nam tại nước ngoài mà chủ yếu tự các nghệ nhân tham dự các cuộc thi có sẵn trong và ngoài nước, thông qua các giải th-ởng đạt đượcmà các nghệ nhân cố gắng quảng bá hình ảnh cá cảnh Việt Nam đến ng-ời yêu thích cá cảnh các nước khác. Hiệu quả của cách quảng bá này không ổn định vì cá cảnh Việt Nam không phải luôn luôn đượcgiải cao tại mọi cuộc thi mà phải gặp nhiều sự cạnh tranh từ cá cảnh của các nước khác vốn có công nghệ nuôi tốt hơn.

Thứ ba, hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các doanh nghiệp cá cảnh còn bị động và lỗi thời. Dù các doanh nghiệp có nghiên cứu áp dụng sự phát triển của internet vào hoạt động quảng cáo qua mạng nhưng ch-a có sự quan tâm duy trì và nâng cấp trang web trở nên thu hút hơn. Điều này có thể lý giải do sự thiếu thốn các nhân viên có khả năng chuyên môn về công nghệ thông tin cũng như về thương mại điện tử. Ngoài ra, các doanh nghiệp cá cảnh thành phố ch-a từng thực hiện đượchoạt động quảng bá sản phẩm của mình ở thị trườngnước ngoài do những hạn chế về năng lực tài chính. Ngay cả việc duy trì quan hệ với đối tác và mở rộng tìm kiếm các khách hàng khác của các doanh nghiệp vẫn còn khá kém.

Suy cho cùng, những biểu hiện hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân sâu xa như sau:

Tr-ớc hết, xúc tiến xuất khẩu cá cảnh đang thiếu sự hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức của thành phố. Do sự phát triển của xuất khẩu cá cảnh thành phố trong những năm vừa qua ch-a thực sự có quy mô và mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cho thành phố nên ngành này vẫn ch-a có đượcsự hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu từ các tổ chức xúc tiến thương mại của thành phố. Còn lãnh đạo thành phố thì bận tâm với những lĩnh vực khác quan trọng hơn vì sự phát triển của thành phố nên vẫn ch-a thật sự quyết

67

tâm chỉ đạo hướngđi cho ngành cá cảnh thành phố. Một biểu hiện rất rõ là tình trạng làng nghề sinh vật cảnh huyện Củ Chi, vốn đượcchủ tr-ơng xây dựng với quy mô 500 ha dọc theo sông Sài Gòn của huyện Củ Chi, nhưng sau 5 năm thì chỉ mới có 30 ha là đi vào hoạt động. Khi biết đượcdự án này, một số nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký tham gia nhưng do việc triển khai ì ạch và những v-ớng mắt trong quy hoạch. Ngay cả chủ tr-ơng cũng bị thay đổi, tr-ớc đây quy định 1 lô 1.000 m2, sau đó phải điều chỉnh lên 3.000 - 5.000m2/lô, làm cho nhà đầu tư lo lắng. Trong khi đó, thành phố còn có dự án quy hoạch 500 ha làm Trung tâm sinh vật cảnh Sài Gòn ở xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, nhưng đến nay vẫn còn trên giấy.

Trong những năm vừa qua, các tổ chức nghề nghiệp nuôi và xuất khẩu có ra đời nhưng hoạt động thì ch-a mang lại kết quả tích cực. Thậm chí còn có những biểu hiện mâu thuẫn, đi ng-ợc lại với mong muốn và mục tiêu khi sáng lập. Đó là nguyên nhân tiếp theo dẫn đến những hạn chế trong xúc tiến xuất khẩu cá cảnh của thành phố. Có nhiều lý do cho sự thiếu hiệu quả của các hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các tổ hội này. Thứ nhất, do các tổ hội thiếu chỉ đạo, định h-ớng, hỗ trợ và giám sát th-ờng xuyên của chính quyền dẫn đến họ thiếu kinh phí hoạt động, thiếu nhận thức để tham gia và phát triển hoạt động chung. Thứ hai, sự quan liêu và duy ý chí trong xây dựng kế hoạch hoạt động của hội, dần dần dẫn đến sự xa rời định hướngcủa thành phố. Ngoài ra, việc tồn tại song song các tổ hội, câu lạc bộ nghề nghiệp thuộc cơ cấu khác nhau khiến hoạt động bị phân tán và không tuân theo định hướngphát triển của thành phố một cách chặt chẽ. Vậy nên các hoạt động xúc tiến xuất khẩu của các tổ hội diễn ra rải rác, quy mô nhỏ, hiệu quả thấp. Bị phân tán về lãnh đạo khiến các cơ sở cá cảnh vốn đã nhỏ lẻ, manh mún, nay càng bị phân lập, mạnh ai nấy làm. Trong tình hình như vậy, các cơ sở sản xuất và xuất khẩu cá cảnh của thành phố chọn cách tự xoay sở, làm cho xuất khẩu bị hạn chế rất nhiều.

Nguyên nhân cuối cùng là về phía doanh nghiệp, cụ thể đó là do nhận thức và trình độ về xúc tiến xuất khẩu cho mặt hàng này ch-a đầy đủ. Đa số các doanh nghiệp cá cảnh là những cơ sở sản xuất nhỏ, khả năng tài chính thấp, trình độ và nhận thức về xúc tiến xuất khẩu còn kém. Xét về nhận thức, không chỉ ở các doanh

68

nghiệp mà ngay cả với các cơ quan chỉ đạo hiện nay cũng có thiếu sót, các hoạt động mang mục đích là xúc tiến xuất khẩu ở TP.HCM mới chỉ tập trung chủ yếu vào giai đoạn phát triển sản xuất với định hướngxuất khẩu chứ ch-a thực hiện các phương thức khác có tác động trực tiếp mạnh mẽ hơn vào hiệu quả xuất khẩu như các phương pháp xúc tiến với thị trường, xúc tiến quảng bá sản phẩm... Mặt khác, phần lớn cơ sở sản xuất cá cảnh quan niệm xuất khẩu cũng chỉ là cách tiêu thụ thêm sản phẩm bên cạnh thị trườngnội địa mà ch-a có mong muốn xây dựng thương hiệu cá cảnh chuyên xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới. Số lượngdoanh nghiệp có định hướngchuyên xuất khẩu cá cảnh thì ít và gặp những vấn đề về sự hỗ trợ, kinh phí, thông tin, nhân lực... Vốn dĩ nước ta chuyển sang cơ chế thị trườngvà hội nhập kinh tế toàn cầu ch-a đượcbao lâu, nên kiến thức lẫn kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Đặc biệt với xúc tiến xuất khẩu là lĩnh vực còn khá mới mẻ, nên hiểu biết đối với nó còn ít, nếu có đượcthực hiện thì không tránh khỏi những khó khăn v-ớng mắc. Xuất phát từ nhận thức và kiến thức thiếu sót như thế nên dẫn đến hàng loạt những hạn chế trên trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu cá cảnh của TP. Hồ Chí Minh những năm vừa qua.

như đã phân tích ở trên, tình hình xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cá cảnh tại TP. Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua có những điểm đáng ghi nhận đồng thời cũng có không ít những hạn chế. Những hạn chế trên là do các điều kiện chủ quan, hoàn toàn có thể khắc phục hoặc tổ chức đổi mới nếu các lãnh đạo có quyết tâm, các cơ quan ban ngành chỉ đạo triệt để và nếu các đơn vị cá cảnh đồng lòng liên kết cùng thực hiện và phát triển. Tr-ớc tình hình này, việc đ-a ra các giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp cá cảnh TP. Hồ Chí Minh nâng cao hiệu quả xúc tiến xuất khẩu và đ-a ngành hàng xuất khẩu lên một tầm cao mới là điều quan trọng trên hết. Ch-ơng 3 của khóa luận này sẽ đề cập đến các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu cá cảnh của TP.HCM trong những năm tới.

69

Ch-ơng 3

Một số giải pháp đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu mặt hàng Cá cảnh TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020

I. Định hướngcho công tác xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cá cảnh TP.HCM 1. Cơ hội và thách thức mới của môi trườngkinh doanh quốc tế

Trong thời gian gần đây, bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi nhanh chóng và sâu sắc, trong đó nổi bật là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008. B-ớc sang năm 2010, một số dự báo cho rằng kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, nhưng có nhiều khả năng sẽ bắt đầu phục hồi vào cuối năm 2009 và năm 2010 sẽ có cải thiện, chuyển biến tích cực hơn. Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tế thế giới năm 2010 tăng tr-ởng 3,1%, cao hơn dự báo tr-ớc đây là 2,5% và cao hơn so với mức 1,1% của năm 2009. Nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ đượcbáo cáo sẽ có mức tăng tr-ởng 2,5% và 2,7% trong năm 2010 và 2011. Các số liệu mới nhất cho thấy các nhà máy trên khắp thế giới đang sản xuất với tốc độ kỷ lục khiến nền kinh tế thế giới phục hồi nhanh hơn mọi dự báo chỉ cách

đây vài tháng. Tại Hoa Kỳ, chỉ số sức mua tăng từ 56,5 (tháng 1/2010) lên 59,6 (tháng 3/2010), v-ợt qua mọi dự báo của các nhà kinh tế. Cùng với tăng tr-ởng kinh tế, các hoạt động thương mại và đầu tư cũng từng b-ớc phục hồi và phát triển. Đây là tín hiệu tốt giành cho các ngành xuất khẩu của Việt Nam, trong đó xuất khẩu cá cảnh cũng có cơ hội nâng cao sản lượngxuất khẩu trong năm 2010 và trong những năm sắp tới. [12][19][27]

Tuy nhiên, quá trình phục hồi của kinh tế thế giới chứa đựng nhiều rủi ro, khó l-ờng. Những vấn đề hậu khủng hoảng như bảo hộ mậu dịch, biến động giá cả, lạm phát, khan hiếm nguyên liệu sản xuất... có thể xảy ra, sẽ tác động xấu đến phát triển kinh tế các nước, nhất là các nước đang phát triển như nước ta. Trong số các vấn đề đó, những rào cản thương mại là những thách thức lớn mà xuất khẩu Việt Nam cũng phải sẽ đối mặt và v-ợt qua nhằm thực hiện mục tiêu tăng tr-ởng xuất

70

khẩu. Đối với ngành cá cảnh TP.Hồ Chí Minh nói riêng và cả Việt Nam nói chung, đây là giai đoạn ngành cá cảnh phải đối mặt với nhiều rào cản an toàn dịch bệnh trong xuất khẩu cá cảnh, như: Hiệp định an toàn vệ sinh dịch bệnh động thực vật của WTO (Sanitary and Phytosanitary Agreement), các quy định của Tổ chức thú y thế giới (World Organization for Animal health). Trên cơ sở đó các quốc gia châu Âu và Hoa Kỳ lần l-ợt đ-a ra các quy định an toàn dịch bệnh khi nhập khẩu cá cảnh. Nếu như nước Hoa Kỳ đã chứng nhận cho ba cơ sở cá cảnh thành phố đượcxuất khẩu cá cảnh vào Hoa Kỳ trở lại thì ở châu Âu, cá cảnh Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn vì các quy định nhập khẩu. Cụ thể là Chỉ thị số 2006/88/EC ngày 24/10/2006 quy định về sức khỏe động vật thủy sản, sản phẩm thủy sản và việc ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh trên động vật thủy sản vào EU; Quy định số 1251/2008 ngày 12/12/2008 về các điều kiện và yêu cầu chứng nhận kiểm dịch để nhập khẩu và đ-a ra thị trường

EU động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi, danh sách các loài vector; Quyết định số 2008/946/EC ngày 12/12/2008 để thi hành Chỉ thị số 2006/88/EC quy định về cách ly kiểm dịch động vật thủy sản nhập khẩu vào EU. Những rào cản liên tục đượcdựng lên buộc cá cảnh Việt Nam phải tăng c-ờng những biện pháp xúc tiến xuất khẩu phù hợp. [45]

Song song với những thách thức về rào cản thương mại, thị trườngxuất khẩu cá cảnh hiện nay mang tính cạnh tranh cao đã góp phần gây sức ép lên công tác xúc tiến xuất khẩu cho mặt hàng này. Đa số các đối thủ cạnh tranh của cá cảnh Việt Nam đều mạnh hơn và có trình độ cao hơn trên nhiều mặt. Singapore hay Thái Lan vốn là nước xuất khẩu cá cảnh lớn và có quá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Malaysia tr-ớc đây phải xuất trung gian qua Singapore nên kim ngạch xuất khẩu cá

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu mặt hàng cá cảnh của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2020 (Trang 65 - 73)