Nghĩa của việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nợ phải thu và nợ phải trả đến khả năng thanh toán của công ty TNHH MTV cơ khí xây dựng nhật thành (Trang 31 - 32)

6. Kết cấu các chương

2.1.3. nghĩa của việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

dài hạn, kế hoạch trả các khoản nợ dài hạn để xác định số nợ dài hạn đến hạn thanh toán trong niên độ kế toán tiếp theo và kết chuyển sang nợ dài hạn đến hạn phải trả.

- Cuối niên độ kế toán phải đánh giá lại số dư các khoản vay, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ

liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm khoá sổ lập BCTC. Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn và dài hạn có gốc ngoại tệđược phản ánh trên BCKQKD.

- Phải theo dõi chiết khấu và phụ trội cho từng loại trái phiếu phát hành và tình hình phân bổ từng loại chiết khấu và phụ trội khi xác định chi phí đi vay để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc vốn hoá theo từng kỳ. Trường hợp trả lãi khi đáo hạn trái phiếu thì định kỳ doanh nghiệp phải tính lãi trái phiếu phải trả từng kỳđể ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc vốn hoá vào giá trị của tài sản dở dang.

2.1.3. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp doanh nghiệp

Công nợ bao gồm các khoản NPTh và NPTr là một vấn đề phức tạp nhưng lại rất quan trọng vì nó tồn tại song song trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự tăng hay giảm của hai khoản này có tác động rất lớn đến việc bố trí cơ cấu nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Việc bố trí cơ cấu nguồn vốn cũng cho thấy được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp.

21 Khi mà tỷ lệ nợ của doanh nghiệp cao thì có nghĩa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động bởi các nguồn lực bên ngoài, phụ thuộc rất lớn vào các chủ nợ, doanh nghiệp không chủđộng được các nguồn vốn đểđảm bảo hoạt

động kinh doanh, điều này sẽ không tốt và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Để nắm được tình hình thanh toán các khoản NPTh và NPTr như thế nào để từ đó có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu tài chính hợp lý cũng nhưđưa ra các biện pháp hiệu quả nhất để thu hồi công nợ, hạn chế nợ quá hạn. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài, đảm bảo khả năng thanh toán và tránh nguy cơ phá sản.

Việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp có

ý nghĩa rất lớn đối với nhà quản lý doanh nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm.

- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Thông qua phân tích để thấy được xu hướng vận động của các khoản NPTh, NPTr; từđó đưa ra các quyết định điều chỉnh sao cho phù hợp và kịp thời đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp để tránh nguy cơ mất khả năng thanh toán các khoản nợ.

- Đối với chủ sở hữu: là cơ sở nhận định việc làm ăn của doanh nghiệp đã tốt chưa, từđó mới ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư hay không.

- Đối với chủ nợ: họ có thểđánh giá được năng lực của doanh nghiệp ở hiện tại cũng như tương lai, nếu số liệu phân tích mang biểu hiện tốt sẽ là cơ sở để các chủ

nợ quyết định có tiếp tục cho doanh nghiệp vay vốn hay bán chịu nữa hay không.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nợ phải thu và nợ phải trả đến khả năng thanh toán của công ty TNHH MTV cơ khí xây dựng nhật thành (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)