Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nợ phải thu và nợ phải trả đến khả năng thanh toán của công ty TNHH MTV cơ khí xây dựng nhật thành (Trang 53 - 55)

6. Kết cấu các chương

2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán được hiểu như khả năng chuyển hoá tiền mặt của các tài sản hiện có trong Công ty nhằm để đối phó với các khoản nợ đến hạn thanh toán, thông số khả năng thanh toán còn được gọi là thông số hoán chuyển tiền mặt vì nó bao hàm khả năng chuyển đổi các TK thành tiền trong khoảng thời gian ngắn, quy thành một chu kỳ kinh doanh thường nhỏ hơn hoặc bằng 1 năm, ý nghĩa chung của thông số này là biểu hiện khả năng trả nợ bằng cách chỉ ra các quy mô, phạm vi tài sản có thể dùng để trang trải các yêu cầu của chủ nợ với thời gian phù hợp.

Trong quan hệ thanh toán, hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều thực hiện việc tài trợ vốn để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc vay nợ ngắn hạn và mua chịu hàng hoá của người bán. Tuy nhiên, việc tìm nguồn tài trợ cho quá trình kinh doanh khi doanh nghiệp không đủ vốn để tự tài trợ thường gặp một số khó khăn sau:

Ø Việc vay nợ quá nhiều sẽ mang lại nhiều rủi ro và nguy hiểm cho doanh nghiệp cho dù thời hạn trả nợ chưa đến.

Ø Việc có một khoản nợ sẽ kéo theo các khoản chi phí phải trả cốđịnh hằng năm chưa hoàn trả gốc và tiền lãi.

Ø Khi doanh nghiệp nợ quá nhiều, số nợ quá lớn sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu doanh nghiệp tiếp tục đi vay, như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị trì trệ. Còn nếu doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn của các người bán thì có thể sẽ có nguy cơ mất đi những nguồn tài trợ này, vì lúc đó, người bán sẽ không chấp nhận việc bán hàng trả chậm cho doanh nghiệp nữa. Từđó, uy tín của doanh nghiệp sẽ bịảnh hưởng không tốt.

Đểđánh giá khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp, ta dựa vào khả năng hoán chuyển thành tiền của các tài sản trong doanh nghiệp. Hệ số chung có thểđưa ra đểđánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp là:

43 Khả năng thanh toán = Số tiền có thể dùng để trả nợ

Số nợ ngắn hạn phải trả

Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp là xem xét lượng tài sản hiện có của doanh nghiệp có đủ khả năng để trả hết tất cả các khoản nợ đến hạn hay không? Tài sản ngắn hạn là tài sản có thời gian luân chuyển và thu hồi trong vòng 1 năm. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn thanh toán trong một niên độ kế toán hay chu kỳ kinh doanh.

a. Tỷ số thanh toán hiện hànhlà tỷ số thể hiện mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn mà thông qua đó ta có thể biết được mỗi đồng nợ ngắn hạn được bù đắp bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn cũng như phản ánh việc công ty có thể đáp ứng nghĩa vụ trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hay không.

Tỷ số thanh toán hiện hành được tính như sau:

Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn

Nợ phải trả ngắn hạn (2.5)

Trong đó: Tài sản ngắn hạn là tổng của các chỉ tiêu: Tiền và các khoản tương

đương tiền (Mã số 110), Đầu tư tài chính (Mã số 120), Các khoản phải thu (Mã số

130) và Hàng tồn kho (Mã số 140) trên BCTHTC. Nợ phải trả ngắn hạn được lấy từ

Mã số 300 trên BCTHTC.

Ø Nếu hệ số thanh toán ngắn hạn nhỏ hơn 1 có nghĩa tài sản ngắn hạn không đủ

bù đắp cho các khoản nợ ngắn hạn.

Ø Nếu hệ số thanh toán ngắn hạn bằng 1 có nghĩa tài sản ngắn hạn chỉ vừa đủđể

bù đắp cho các khoản nợ ngắn hạn.

Ø Nếu hệ số thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1 thể hiện khả năng các khoản nợ ngắn hạn sẽđược thanh toán kịp thời. Hệ số này càng cao thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty càng cao. Nhưng nếu tỷ số này quá cao thì lại là một biểu hiện không tốt do việc tài sản ngắn hạn quá nhiều (tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho...) ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty.

44

b. Tỷ số thanh toán nhanh khắc phục những hạn chế của tỷ số thanh toán hiện hành trong việc xét đến tính dễ dàng chuyển đổi nhanh thành tiền của tài sản ngắn hạn. Tỷ số này có ý nghĩa là mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả, doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản có thể huy động ngay để thanh toán.

Tỷ số thanh toán nhanh được tính như sau:

Tỷ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho

Nợ phải trả ngắn hạn (2.6) Hay:

Tỷ số thanh toán nhanh =

Tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư tài chính + Các khoản phải thu

Nợ phải trả ngắn hạn (2.6) Trong đó: Tài sản ngắn hạn là tổng của các chỉ tiêu: Tiền và các khoản tương

đương tiền (Mã số 110), Đầu tư tài chính (Mã số 120), Các khoản phải thu (Mã số

130) và Hàng tồn kho (Mã số 140) trên BCTHTC. Nợ phải trả ngắn hạn được lấy từ

Mã số 300 trên BCTHTC.

Chỉ số này tương tự như chỉ số thanh toán hiện hành, nếu chỉ số cao thể hiện khả năng thanh toán nhanh của công ty tốt nhưng nếu quá cao sẽ là một biểu hiện không tốt khi đánh giá về khả năng sinh lời.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nợ phải thu và nợ phải trả đến khả năng thanh toán của công ty TNHH MTV cơ khí xây dựng nhật thành (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)