Nhận xét và kiến nghị về tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nợ phải thu và nợ phải trả đến khả năng thanh toán của công ty TNHH MTV cơ khí xây dựng nhật thành (Trang 84 - 86)

6. Kết cấu các chương

4.3. Nhận xét và kiến nghị về tình hình công nợ và khả năng thanh toán

4.3.1. Ưu điểm

Qua phân tích về tình hình công nợ và khả năng thanh toán trên BCTC năm 2016, 2017 và 2018. Nhìn chung các chỉ số về hệ số thanh toán, số vòng quay nợ phải

74 thu và số vòng quay nợ phải trả của doanh nghiệp đang khá tốt. Công ty đã và đang lấy được lòng tin của các bạn hàng nên có thể kéo dài thời gian thanh toán của các khoản nợ phải trả. Tỷ số thanh toán hiện hành đang thể hiện tình hình tài chính của công ty rất tốt, có thể chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Việc nới lỏng chính sách thanh toán chậm đối với các đối tác để thể hiện lòng tin và tinh thần muốn hợp tác lâu dài cũng được xem như một hình thức để phát triển kinh doanh của Công ty Nhật Thành.

Trong khi số vòng quay nợ phải trảđang giảm thể hiện tình hình tài chính rất tốt thì số vòng quay nợ phải thu cũng đang giảm nhưng thể hiện điều ngược lại, nhưng vẫn đang ở mức chấp nhận được và không quá ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty.

Ngày thu tiền bình quân của Công ty hiện tại cũng đang ở mức chấp nhận được, nhưng Công ty nên giảm số ngày thanh toán để mang đến sự uy tín với bạn hàng nhiều hơn.

4.3.2. Nhược điểm

Hệ số thanh toán hiện hành đang có chiều hướng giảm nhất là hệ số thanh toán nhanh đều giảm liên tục trong 3 năm gần nhất tới năm 2018 chỉ còn 0,62 lần. Điều này sẽảnh hưởng đến khả năng chi trả các khoản nợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Số vòng quay nợ phải thu có giảm, thể hiện chính sách thanh toán chậm của doanh nghiệp khá dễ dàng. Bằng chứng là qua mỗi năm, số vòng quay nợ phải thu càng giảm, đặc biệt từ năm 2016 tới năm 2017 giảm khá mạnh. Nếu vẫn tiếp tục giảm như vậy là điều hoàn toàn không thể chấp nhận đối với bản thân Công ty cũng như đối với các người bán của Công ty.

4.3.3. Các kiến nghị

Tuy hệ số thanh toán hiện hành vẫn đang lớn hơn 1, nhưng với xu hướng giảm như vậy nguy cơ hệ số thanh toán hiện hành giảm xuống dưới 1 là rất cao. Mặt khác, hệ số thanh toán nhanh hiện nay là dưới 1 và giảm đều theo từng năm thì khả năng

75 thanh toán nhanh của Công ty là quá thấp. Do nợ ngắn hạn tại Công ty chủ yếu do vay ngắn hạn và nợ phải trả khách hàng, nếu giảm hai khoản này thì không có lợi, vậy nên Công ty nên tăng hệ số này bằng cách tăng tài sản ngắn hạn lên bằng cách bổ sung thêm khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, giảm các khoản nợ ngắn hạn hoặc có thểđiều chỉnh chính sách thanh toán của khách hàng tốt hơn như: chiết khấu thanh toán cho những khách hàng thanh toán sớm, thanh toán đúng hạn, chiết khấu thương mại cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn,…

Tùy vào chủý của doanh nghiệp mà có thể giữ tình trạng số vòng quay nợ phải thu như hiện nay, nhưng Công ty nên tăng số vòng quay này lên để khi phát triển kinh doanh, số lượng khách hàng sẽ tăng lên, việc quá dễ dàng trong việc thanh toán của khách hàng sẽ khiến tình hình tài chính của Công ty gặp vấn đề. Ngoài ra, Công ty cũng nên có những chính sách thu hồi nợ cụ thể, rõ ràng hơn, không nên chỉ tin là đối tác sẽ thanh toán đúng hạn. Việc thu hồi nợ cần bắt đầu từ những khoản nợ lớn nhưng cũng nên đặc biệt lưu ý đến các khoản nợ gần đến hạn hay đã quá hạn cần có biện pháp đôn thúc thu hồi nợ thường xuyên hơn. Nhưng hợp lý nhất thì Công ty vẫn nên thu hồi các khoản nợ phải thu nhanh, tránh việc các khoản này quá lớn gây ứ đọng vốn như hiện nay. Một số cách để cải thiện việc thu tiền như: Phát hành hoá đơn kịp thời và đốc thúc thanh toán nếu khách hàng chậm trễ; Theo dõi các đối tượng khách hàng nợđể phát hiện và tránh những khoản nợ tồn đọng…

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nợ phải thu và nợ phải trả đến khả năng thanh toán của công ty TNHH MTV cơ khí xây dựng nhật thành (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)