6. Kết cấu các chương
2.4.1. Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp
Tình hình công nợ của doanh nghiệp thể hiện qua việc thu hồi các khoản NPTh và việc chi trả các khoản NPTr của doanh nghiệp. Do các khoản NPTh và NPTr trong doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ đối với người mua, người bán nên khi phân tích, các nhà phân tích chủ yếu đi sâu xem xét các khoản NPTh người mua (tiền bán hàng hóa, dịch vụ...); khoản NPTr người bán (tiền mua hàng hóa, vật tư, dịch vụ ...).
Có 2 nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của doanh nghiệp bao gồm: + Các chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ: bao gồm các chỉ tiêu phản ánh “nợ
phải thu” và “nợ phải trả” trên BCTHTC (Bảng cân đối kế toán).
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu công nợ và trình độ quản lý công nợ, gồm có: Vòng quay khoản phải thu, Vòng quay khoản phải trả, Kỳ thu tiền bình quân và Thời gian thanh toán nợ.
40
a. Vòng quay khoản phải thu đo lường mối tương quan của các khoản phải thu với chính sách bán chịu và thu tiền của doanh nghiệp. Nó cho biết các khoản phải thu trong kỳ bình quân được chuyển đổi thành tiền bao nhiêu lần.
Số vòng quay càng lớn thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu càng cao tức khách hàng trả nợ càng nhanh. Tuy nhiên, nếu quá cao sẽ không tốt vì có thểảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán ngay trong thời gian ngắn). Còn khi so sánh chỉ số
này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh sốđã vượt quá mức. Ngoài ra chỉ số này cũng chịu một sốảnh hưởng từ bên ngoài như lãi suất đi vay, điều kiện kinh tế…
Cụ thể số vòng quay khoản phải thu được tính như sau: Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần
Bình quân khoản phải thu (2.1) Trong đó:
Bình quân khoản phải thu =
Các khoản phải thu đầu năm + Các khoản phải thu cuối năm
2
Doanh thu thuần được lấy từ Mã số 10 trên BCKQKD, Các khoản phải thu được lấy từ Mã số 130 trên BCTHTC.
Số ngày thu tiền bình quân (còn gọi là kỳ thu tiền bình quân) là chỉ tiêu phản ánh thời gian bình quân thu các khoản phải thu ngắn hạn.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Số ngày thu tiền bình quân = 365
Vòng quay khoản phải thu (2.2)
Thời gian thu tiền càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian thu tiền càng dài, chứng tỏ
41 tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều. Tuy nhiên, thời gian thu tiền quá ngắn sẽ gây khó khăn cho người mua, không khuyến khích người mua nên sẽảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
b. Vòng quay khoản phải trảcho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của người bán như thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thểảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
Vòng quay khoản phải trảđược tính như sau:
Vòng quay khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên
Bình quân khoản phải trả (2.3)
Trong đó: Doanh số mua hàng thường niên =
Giá vốn hàng bán + Hàng tồn kho cuối kỳ - Hàng tồn kho đầu kỳ Bình quân khoản phải trả = Nợ phải trảđầu năm + Nợ phải trả cuối năm 2
Giá vốn hàng bán được lấy từ Mã số 11 trên BCKQKD, Hàng tồn kho được lấy từ Mã số 140 trên BCTHTC, Nợ phải trảđược lấy từ Mã số 300 trên BCTHTC.
Số ngày quay vòng các khoản phải trả hay Thời gian thanh toán là chỉ tiêu phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với người bán. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thểảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Số ngày quay vòng của khoản phải trả = 365
Vòng quay khoản phải trả (2.4)
Thời gian thanh toán tiền càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian thanh toán tiền càng dài, tốc
42