2.3.1 Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế - FIATA
Cùng với sự phát triển của vận tải và buôn bán quốc tế, giao nhận đƣợc dần dần tách riêng và trở thành một ngành kinh doanh độc lập để hỗ trợ cho các hoạt động trên. Sự cạnh tranh giữa các công ty giao nhận ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn, điều này đã góp phần không nhỏ dẫn đến sự ra đời của các Hiệp hội giao nhận, vừa dể điều tiết vừa để hỗ trợ các doanh nghiệp giao nhận, lúc đầu là trong phạm vi nhỏ các cảng, khu vực hay trong nƣớc nội tạị Đó cũng chính là tiền đề để sau đó hình thành các Liên đoàn giao nhận có ảnh hƣởng trên phạm vi quốc tế, với đại diện tiêu biểu nhất để đề cập đến là “Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế”, gọi tắt là FIATA –
International Federation of Freight Forwarders Associations.
Chinh phủ& các nhà đƣơng cục khác
Các cơ quan cảng Cơ quan hải quan
Kiểm soát xuất nhập khẩu - giám sát ngoại hối, vận tải, cấp giấy phép, giấy kiểm định Ngƣời gửi/ ngƣời nhận giao nhận Ngƣời Ngƣời chuyên chở và các đại lý khác Chủ tàu
Ngƣời kinh doanh vận tải đƣờng bộ /đƣờng sắt/nội thủy Ngƣời kinh doanh vận tải hàng không Đại lý Ngân hàng Ngƣời bảo hiểm hàng hoá Ngƣời bảo hiểm trách nhiệm Tố tụng
Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế - FIATA thành lập ngày 31 tháng 5 năm 1926 tại thành phố Vienna thuộc nƣớc Áo, bao gồm các hội viên chính thức là những Hiệp hội giao nhận của các quốc gia và các hội viên cộng tác là những công ty giao nhận riêng lẻ trên thế giớị Tên viết tắt của FIATA bắt nguồn từ tên tiếng Pháp: Fédération Internationale des Associations de Transitaires et Assimilés.
Hình 2.2: Logo và Slogan của FIATA
Nguồn: Website FIATA
FIATA hiện là một tổ chức giao nhận vận tải lớn nhất thế giớị Đây là một tổ chức phi chính trị, tự nguyện, đại diện cho gần 40.000 công ty giao nhận với nhân sự khoảng 8-10 triệu người ở 150 nướctrên khắp thế giới.
Địa vị pháp lý của FIATA đƣợc sự công nhận của các cơ quan thuộc Liên hợp quốc nhƣHội đồng kinh tế - xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC), Hội nghị của Liên hợp quốc về thƣơng mại và phát triển (UNCTAD), Ủy ban kinh tế Châu Âu (ECE) và Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á - Thái Bình Dƣơng (ESCAP). Đối với tất cả các tổ chức trên, FIATA đƣợc hƣởng quy chế tƣvấn.
FIATA cũng đƣợc các tổ chức quốc tế có liên quan đến kinh doanh vận tải nhƣ Phòng Thƣơng mại quốc tế (ICC), Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế (IATA), Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), những tổ chức của ngƣời vận chuyển và ngƣời gửi hàng thừa nhận.
Mục tiêu chính của FIATA là bảo vệ và phát huy lợi ích của ngƣời giao nhận trên phạm vi quốc tế, nâng cao chất lƣợng dịch vụ giao nhận, liên kết nghề nghiệp, tuyên truyền dịch vụ giao nhận vận tải, tăng cƣờng mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức giao nhận với chủ hàng và ngƣời chuyên chở... Phạm vi hoạt động của FIATA rất rộng và thông qua hoạt động của nhiều Tiểu ban khác nhau phụ trách về các mảng riêng biệt nhƣ: các quan hệ xã hội, nghiên cứu về kỹ thuật vận chuyển, luật pháp, đào tạo nghề nghiệp, hải quan…