Con ngƣời và bản chất của con ngƣờ

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa MácLênin (Trang 83 - 86)

VI. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƢỜI VÀ VAI TRÕ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÖNG NHÂN

1. Con ngƣời và bản chất của con ngƣờ

a) Khái niệm con người

Con ngƣời là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chứng giữa hai phƣơng diện tự nhiên và xã hội.

- Bản tính tự nhiên của con người.

Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của

con ngƣời chính là giới tự nhiên. Vì vậy, bản tính tự nhiên phải là một trong

những phƣơng diện cơ bản của con ngƣời, loài ngƣời. Cũng do vậy, việc nghiên cứu khám phá khoa học về cấu tạo tự nhiên và nguồn gốc tự nhiên của con

ngƣời là cơ sở khoa học quan trọng để con ngƣời hiểu biết về chính bản thân mình, tiến đến làm chủ bản thân trong mọi hành vi và hoạt động sáng tạo ra lịch

sử. Bản tính tự nhiên của con ngƣời đƣợc phân tích từ hai giác độ sau đây:

Thứ nhất, con ngƣời là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Cơ sở khoa học của kết luận này đã đƣợc chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đácuyn về sự tiến hóa của các loài.

Thứ hai, con ngƣời là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng "là thân thể vô cơ của con ngƣời". Những biến đổi của giới tự nhiên quy định sự tồn tại của con ngƣời và xã hội loài ngƣời. Ngƣợc lại, sự biến đổi và hoạt động của con ngƣời, loài ngƣời luôn luôn tác động trở lại môi trƣờng tự nhiên, làm biến đổi môi trƣờng đó. Đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của con ngƣời, loài ngƣời và các tồn tại khác của giới tự nhiên.

- Bản tính xã hội của con người

Con ngƣời không đồng nhất với các tồn tại khác của giới tự nhiên. Nó mang đặc tính xã hội bởi vì mỗi con ngƣời với tƣ cách là "ngƣời" chính là xét trong mối quan hệ của các cộng đồng xã hội, gồm gia đình, giai cấp, quốc gia,

dân tộc, nhân loại,... Vì vậy, bản tính xã hội là bản tính đặc thù của con ngƣời.

Bản tính xã hội của con ngƣời đƣợc phân tích từ các giác độ sau đây:

Một là, xét từ góc độ nguồn gốc hình thành con ngƣời, loài ngƣời thì không phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà

còn có nguồn gốc xã hội của nó, trƣớc hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động.

Chính nhờ lao động mà con ngƣời có khả năng vƣợt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành ngƣời.

Hai là, xét từ góc độ tồn tại và phát triển của con ngƣời, loài ngƣời thì sự tồn tại luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con ngƣời cũng do đó mà cũng có sự thay đổi tƣơng ứng. Ngƣợc lại, sự phát triển của mỗi cá nhân lại là tiền đề cho sự phát triển của xã hội.

- Hai phƣơng diện tự nhiên và xã hội của con ngƣời tồn tại trong tính thống nhất của nó, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con ngƣời trong quá trình làm ra lịch sử nhân loại. Vì thế, nếu lý giải bản tính sáng tạo của con ngƣời đơn thuần chỉ từ giác độ bản tính tự nhiên hoặc chỉ từ bản tính xã hội đều là phiến

diện, không triệt để, dẫn đến những kết luận sai lầm trong nhận thức và thực tiễn.

b) Bản chất của con người

- Thừa nhận bản tính tự nhiên của con ngƣời, quan niệm duy vật biện chứng khẳng định bản tính xã hội của con ngƣời là phƣơng diện bản chất nhất với tƣ cách "ngƣời", để phân biệt con ngƣời với các tồn tại khác của giới tự nhiên. Nhƣ vậy, con ngƣời là một thực thể tự nhiên, nhƣng đó là thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội. Vậy, bản chất của con ngƣời, chính là "tổng hòa của các quan hệ xã hội", bởi xã hội chính là xã hội của con ngƣời, đƣợc tạo nên

từ toàn bộ các quan hệ giữa ngƣời với ngƣời.

- Sự hình thành và phát triển của con ngƣời nằm trong những quan hệ xã hội của nó trong lịch sử. Một con ngƣời cụ thể trong quan hệ kinh tế - chính trị của xã hội chiếm hữu nô lệ anh ta có thể bị biến thành "ngƣời nô lệ". Còn trong quan hệ kinh tế - chính trị xã hội xã hội chủ nghĩa, anh ta là "ngƣời tự do", làm chủ và sáng tạo lịch sử. Nhƣ thế, con ngƣời, xét từ giác độ bản chất xã hội của nó, là sản phẩm của lịch sử. Lịch sử sáng tạo ra con ngƣời trong chừng mực nào thì con ngƣời lại cũng sáng tạo ra lịch sử trong chừng mực đó. Đây là biện chứng của mối quan hệ giữa con ngƣời - chủ thể của lịch sử với chính lịch sử do nó tạo ra.

Từ quan niệm khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin về con ngƣời rút ra một số ý nghĩa phƣơng pháp luận quan trọng sau đây:

Một là, để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con ngƣời không thể chỉ đơn thuần từ phƣơng diện bản tính tự nhiên của nó. Điều căn bản hơn, có tính quyết định phải là từ phƣơng diện bản tính xã hội, từ những quan hệ kinh tế - xã hội của nó.

Hai là, động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã hội chính là năng lực sáng tạo lịch sử của con ngƣời. Vì vậy, phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con ngƣời, chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.

Ba là, sự nghiệp giải phóng con ngƣời, nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của nó phải là hƣớng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế - xã hội kiềm chế sự sáng tạo đó. Giá trị căn bản nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là ở mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế - xã hội áp bức và bóc lột, ràng buộc khả năng sáng tạo lịch sử của con ngƣời. Đó cũng chính là

thực hiện triết lý đạo đức nhân sinh cao đẹp nhất của chủ nghĩa cộng sản: "Mỗi ngƣời vì mọi ngƣời; mọi ngƣời vì một ngƣời”.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa MácLênin (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)