SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƢỢNG
SẢN XUẤT
1. Sản xuất vật chất và vai trò của sản xuất vật chất
a) Sản xuất vật chất và phương thức sản xuất
- Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trƣng của con ngƣời và xã hội loài ngƣời, bao gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con ngƣời. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội. Sản xuất vật chất là một loại hình hoạt động thực tiễn với mục đích cải biến các đối tƣợng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại, phát triển của con ngƣời và xã hội. Với nghĩa nhƣ vậy, sản xuất vật chất là hoạt động có tính khách quan, tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo.
- Bất cứ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng đƣợc tiến hành với mục đích nhất định và đƣợc tiến hành theo những cách thức xác định. Cách thức tiến
hành đó chính là phƣơng thức sản xuất. Khái niệm phương thức sản xuất dùng
để chỉ những cách thức mà con ngƣời sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất của xã hội.
Mỗi xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định đều có phƣơng thức sản xuất với những đặc điểm riêng. Phƣơng thức sản xuất của xã hội nguyên thủy có đặc trƣng là cách thức kỹ thuật đánh bắt tự nhiên ở trình độ hết sức thô sơ. Còn phƣơng thức sản xuất trong xã hội hiện đại có đặc trƣng ở trình độ kỹ thuật, công nghệ cao.
Mỗi phƣơng thức sản xuất đều có hai phƣơng diện cơ bản là kỹ thuật và kinh tế, gắn bó chặt chẽ với nhau. Phƣơng diện kỹ thuật của phƣơng thức sản xuất chỉ ra quá trình sản xuất đƣợc tiến hành bằng cách thức kỹ thuật, công nghệ nào để làm biến đổi các đối tƣợng của sản xuất. Phƣơng diện kinh tế của phƣơng thức sản xuất chỉ ra quá trình sản xuất đƣợc tiến hành với những cách thức tổ chức kinh tế nào. Trong các xã hội nông nghiệp truyền thống, phƣơng diện kỹ thuật chủ yếu là công cụ kỹ thuật thủ công, nên tƣơng ứng với nó là phƣơng diện kinh tế nhỏ bé, khép kín. Trong các xã hội hiện đại, quá trình sản xuất đƣợc tiến hành với phƣơng diện kỹ thuật, công nghệ tiến tiến, phƣơng diện kinh tế là nền sản xuất hiện đại theo cơ chế thị trƣờng...
b) Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội
Theo quan điểm duy vật lịch sử, sản xuất vật chất là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và xã hội; sản xuất vật chất là hoạt động nền tảng và là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài ngƣời.
- Sản xuất vật chất là tiền đề đầu tiên tồn tại của con ngƣời. C. Mác đã kết luận rằng: "... ngƣời ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể "làm ra lịch sử". Nhƣng muốn sống đƣợc thì trƣớc hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Nhƣ vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tƣ liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân
đời sống vật chất" 26. Cũng vì vậy, có thể khẳng định: con ngƣời với tƣ cách
"ngƣời", đƣợc bắt đầu bằng sự phân biệt với súc vật ngay khi con ngƣời bắt đầu sản xuất ra những tƣ liệu sinh hoạt của mình.
- Để tiến hành quá trình sản xuất vật chất con ngƣời tất yếu phải thiết lập nên những mối quan hệ nhất định với nhau, đó chính là những quan hệ sản xuất và trên cơ sở những quan hệ sản xuất này mà làm phát sinh những mối quan hệ xã hội khác: chính trị, đạo đức, pháp luật...
- Trong quá trình sản xuất vật chất, con ngƣời không ngừng làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình.
- Sản xuất vật chất không ngừng phát triển. Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt của đời sống xã hội, quyết định
phát triển xã hội từ thấp đến cao. Lịch sử nhân loại là lịch sử thay thế và phát triển của các phƣơng thức sản xuất. Dù lịch sử của mỗi cộng đồng ngƣời có phát triển phong phú, đa dạng nhƣ thế nào, thậm chí có những giai đoạn phát triển phải trải qua những con đƣờng vòng, nhƣng rốt cuộc lịch sử vẫn tuân theo xu hƣớng chung là phát triển theo chiều hƣớng đi lên từ phƣơng thức sản xuất ở trình độ thấp lên trình độ cao hơn.
2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất lƣợng sản xuất
a) Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất - Lực lượng sản xuất
Bất kỳ một quá trình sản xuất vật chất nào cũng cần phải có các nhân tố
thuộc về người lao động ( sức lực, kỹ năng, tri thức,... của ngƣời lao động) cùng
các tư liệu sản xuất nhất định (đối tƣợng lao động, công cụ lao động, các tƣ liệu phụ trợ của quá trình sản xuất,...). Toàn bộ các nhân tố đó tạo thành lực lƣợng sản xuất. Lực lƣợng sản xuất là những nhân tố có tính sáng tạo và mang tính lịch sử. Trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên của con ngƣời.
Trong các nhân tố tạo thành lực lƣợng sản xuất, nhân tố "ngƣời lao động" giữ vai trò quyết định. Suy đến cùng thì các tƣ liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của con ngƣời, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của các tƣ liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ thực tế sử dụng và sáng tạo của ngƣời lao động.
- Quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tƣ liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức - quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó. Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tƣ liệu sản xuất.
b) Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó lực lƣợng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là "hình thức xã hội" của quá trình đó. Lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống
nhất với nhau.
- Mối quan hệ thống nhất giữa lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất
tuân theo nguyên tắc khách quan: quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định. Ngƣợc lại, quan hệ sản xuất, với tƣ cách là hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất, luôn luôn có khả năng tác động trở lại sự vận động, phát triển của lực
lƣợng sản xuất. Sự tác động này có thể diễn ra theo chiều hƣớng tích cực hoặc
tiêu cực, phụ thuộc vào tính phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ và nhu cầu khách quan của sự vận động, phát triển của lực lƣợng sản xuất. Nếu "phù hợp" sẽ có tác dụng tích cực và ngƣợc lại, "không phù hợp" sẽ có tác dụng tiêu cực.
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.
Trong phạm vi tƣơng đối ổn định của một hình thái kinh tế - xã hội xác định, lực lƣợng sản xuất của xã hội đƣợc bảo tồn, không ngừng đƣợc khai thác - sử dụng và phát triển trong quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội. Tính ổn định, phù hợp của quan hệ sản xuất đối với lực lƣợng sản xuất càng cao thì lực lƣợng sản xuất càng có khả năng phát triển. Nhƣng chính sự phát triển của lực lƣợng sản xuất lại luôn luôn tạo ra khả năng phá vỡ sự thống nhất của những quan hệ sản xuất từ trƣớc đến nay đóng vai trò là hình thức kinh tế - xã hội cho sự phát triển của nó, tạo ra một mâu thuẫn giữa lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất. Từ đó xuất hiện nhu cầu khách quan phải thiết lập lại mối quan hệ thống nhất giữa chúng theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lƣợng sản xuất. C. Mác đã từng chỉ ra rằng: "Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lƣợng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có..., trong đó từ trƣớc đến nay các lực lƣợng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lƣợng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các
lực lƣợng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội"27
.
Trong phạm vi phân tích sự phát triển xã hội, mâu thuẫn và sự vận động của mâu thuẫn giữa lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất chính là nội dung cơ bản của "quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lƣợng sản xuất". Sự tác động của quy luật này là nguồn gốc và động lực cơ bản nhất đối với sự vận động, phát triển của nền sản xuất vật chất và do đó là sự vận động phát triển của toàn bộ đời sống xã hội. Sự vận động, phát triển của lịch sử nhân loại là từ phƣơng thức sản xuất thấp lên phƣơng thức sản xuất cao hơn.