Vai trò của chủ nghĩa tƣ bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hộ

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa MácLênin (Trang 108 - 109)

IV. CHỦ NGHĨA TƢ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƢỚC

3. Vai trò của chủ nghĩa tƣ bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hộ

xã hội

Chủ nghĩa tƣ bản phát triển qua hai giai đoạn: chủ nghĩa tƣ bản cạnh tranh tự do và chủ nghĩa tƣ bản độc quyền, mà nấc thang tột cùng của nó là chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà nƣớc...

Trong suốt quá trình phát triển, khi chƣa xét đến hậu quả nghiêm trọng đã gây ra đối với loài ngƣời, ta thấy, chủ nghĩa tƣ bản cũng có những đóng góp tích cực đối với phát triển xã hội, nhƣ là:

- Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi "đêm trường trung cổ" của xã hội phong kiến. Sự phát triển kinh tế hàng hoá tƣ bản chủ nghĩa đã chiến thắng nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp, chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại.

Dƣới tác động của quy luật giá trị thặng dƣ và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá, chủ nghĩa tƣ bản đã tạo ra khối lƣợng của cải vật chất khổng

lồ. Điều này đã đƣợc C.Mác và Ph.Ăng ghen khẳng định trong tác phẩm Tuyên

ngôn của Đảng Cộng sản năm 1848: chủ nghĩa tƣ bản ra đời chƣa đầy 100 năm mà đã tạo ra đƣợc đống của cải vật chất khổng lồ bằng tất cả các thế hệ trƣớc đây cộng lại.

- Phát triển lực lượng sản xuất. Quá trình phát triển của chủ nghĩa tƣ bản đã làm cho lực lƣợng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí (thời kỳ của C.Mác và V.I. Lê nin) và ngày nay ở những nƣớc tƣ bản phát triển là tự động hoá, tin học hoá... với công nghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của con ngƣời, đƣa nền kinh tế của nhân loại bƣớc vào một thời đại mới: thời đại của kinh tế tri thức.

- Thực hiện xã hội hoá sản xuất. Chủ nghĩa tƣ bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh mẽ và đạt tới mức độ cao nhất trong lịch sử. Cùng với nó là quá trình xã hội hoá sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hoá sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ... làm cho các quá

trình sản xuất phân tán đƣợc liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội.

- Chủ nghĩa tư bản thông qua cuộc cách mạng công nghiệp đã xây dựng được tác phong công nghiệp cho người lao động. Lầu đầu tiên chủ nghĩa tƣ bản đã tổ chức lao động theo kiểu công xƣởng, do đó đã làm thay đổi thói quen của ngƣời lao động sản xuất nhỏ trong xã hội phong kiến.

- Chủ nghĩa tư bản lần đầu tiên trong lịch sử đã thiết lập nên nền dân chủ tư sản. Tuy chƣa phải là hoàn hảo, nhƣng so với thể chế chính trị trong các xã hội phong kiến, nô lệ, nền dân chủ tƣ sản tiến bộ hơn rất nhiều, bởi nó đƣợc xây dựng trên cơ sở thừa nhận quyền tự do thân thể của mỗi cá nhân.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa MácLênin (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)