CHỦ NGHĨA TƢ BẢN ĐỘC QUYỂN

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa MácLênin (Trang 101 - 104)

1. Bƣớc chuyển từ chủ nghĩa tƣ bản cạnh tranh tự do sang chủ nghĩa tƣ bản độc quyền tƣ bản độc quyền

Chủ nghĩa tƣ bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX do những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Nhờ tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phát triển của lực lƣợng sản xuất đã đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn.

Vào 30 năm cuối của thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học, kỹ thuật mới xuất hiện, nhƣ lò luyện kim mới, a xít sunphuaric, thuốc nhuộm, động cơ điezen, máy phát điện, máy tiện, máy phay; những phƣơng tiện vận tải mới: xe hơi, tàu thuỷ, xe điện, máy bay, đặc biệt là đƣờng sắt... làm xuất hiện những ngành sản xuất mới, đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn; tăng khả năng tích luỹ tƣ bản và làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tƣ bản theo hƣớng tập trung sản xuất quy mô lớn.

Cạnh tranh khốc liệt làm cho các nhà tƣ bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà tƣ bản lớn phát tài, làm giàu với số tƣ bản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tƣ bản chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tƣ bản.

- Sự phát triển của hệ thống tín dụng tƣ bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.

V.I. Lênin khẳng định: "...cạnh tranh tự do đẻ ra tập trung sản xuất và sự

tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền"31

.

2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tƣ bản độc quyền

a) Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền

- Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc

quyền.

Sự tích tụ và tập trung sản xuất dẫn đến độc quyền do chỉ còn một số ít xí nghiệp lớn nên có thể dễ dàng thoả thuận với nhau. Mặt khác, các xí nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật cao, cạnh tranh rất gay gắt, quyết liệt, nhƣng khó đánh bại nhau, dẫn đến khuynh hƣớng thoả hiệp với nhau để trở thành tổ chức độc quyền.

- Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tƣ bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó nhằm mục đích thu đƣợc lợi nhuận độc quyền cao.

- Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các liên minh độc quyền hình thành theo liên kết ngang, chủ yếu chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành. Về sau, theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau. Những hình thức độc quyền cơ bản là: các-ten, xanh-đi-ca, tơ-rớt, công-xoóc-xi-om, công-ơ-ô-mê-rát.

b) Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính

- Quá trình tích tụ, tập trung tƣ bản trong ngân hàng, dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Ngân hàng từ chỗ chỉ là trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, nay đã nắm đƣợc hầu hết tƣ bản tiền tệ của xã hội nên khống chế đƣợc hoạt động của nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa.

Các tổ chức độc quyền công nghiệp cũng tham gia vào công việc của ngân hàng bằng cách mua cổ phần của ngân hàng lớn để chi phối hoạt động của ngân hàng, hoặc lập ngân hàng riêng phục vụ cho mình.

Quá trình độc quyền hoá trong công nghiệp và trong ngân hàng xoắn xuýt với nhau và thúc đẩy lẫn nhau làm nảy sinh một thứ tƣ bản mới, gọi là tƣ bản tài chính.

- Tƣ bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tƣ bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất với tƣ bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp.

- Sự phát triển của tƣ bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tƣ bản gọi là bọn đầu sỏ tài chính.

- Xuất khẩu tƣ bản là đầu tƣ tƣ bản ra nƣớc ngoài nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dƣ và các nguồn lợi nhuận khác ở các nƣớc nhập khẩu tƣ bản.

Xuất khẩu tƣ bản trở thành tất yếu vì:

+ Một số ít nƣớc phát triển đã tích luỹ đƣợc một khối lƣợng tƣ bản lớn và

có một số "tƣ bản thừa" tƣơng đối cần tìm nơi đầu tƣ có nhiều lợi nhuận so với đầu tƣ ở trong nƣớc.

+ Nhiều nƣớc lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lƣu kinh tế thế

giới nhƣng lại rất thiếu tƣ bản, giá đất tƣơng đối hạ, tiền lƣơng thấp, nguyên liệu rẻ, tạo nên tỷ suất lợi nhuận cao, hấp dẫn đầu tƣ tƣ bản.

Xuất khẩu tƣ bản đƣợc thực hiện dƣới hai hình thức chủ yếu: xuất khẩu tƣ bản hoạt động (đầu tƣ trực tiếp) và xuất khẩu tƣ bản cho vay (đầu tƣ gián tiếp).

d) Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền

- Quá trình tích tụ và tập trung tƣ bản phát triển, việc xuất khẩu tƣ bản tăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tƣ bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.

- Sự đụng độ trên trƣờng quốc tế giữa các tổ chức độc quyền quốc gia có sức mạnh kinh tế hùng hậu lại đƣợc sự ủng hộ của nhà nƣớc "của mình' và các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hƣớng thoả hiệp, ký kết các hiệp định, để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trƣờng nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dƣới dạng các-ten, xanh-đi-ca, tơ-rớt quốc tế...

e) Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc

- Sự phân chia thế giới về kinh tế đƣợc củng cố và tăng cƣờng bằng việc phân chia thế giới về lãnh thổ. V.I. Lênin đã chỉ ra rằng: "Chủ nghĩa tƣ bản phát triển càng cao, nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trên toàn thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn"32

.

- Các cƣờng quốc đế quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa. Từ sau năm 1880, những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt đầu phát triển mạnh. Đến cuối thế kỷ XIX

đầu thế kỷ XX, các nƣớc đế quốc đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ thế giới.

Sự phân chia xong xuôi lãnh thổ thế giới và sự phát triển không đều của chủ nghĩa tƣ bản tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại thế giới do các nƣớc tƣ bản phát triển sau phát động. Đầu thế kỷ XX đế quốc Anh chiếm đƣợc nhiều thuộc địa nhất, sau đó đến Nga (Nga Hoàng) và Pháp. Số dân thuộc địa của Pháp nhiều hơn số dân thuộc địa của ba nƣớc Đức, Mỹ, Nhật cộng lại. Điều đó tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại thế giới. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 - 1918 và cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai 1939 -1945.

Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc có liên quan chặt chẽ với nhau, nói lên bản chất của chủ nghĩa đế quốc. Về mặt kinh tế là sự thống trị của chủ nghĩa tƣ bản độc quyền, về mặt chính trị là hiếu chiến, xâm lƣợc.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa MácLênin (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)