Hàng hóa và hai thuộc tính hàng hoá

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa MácLênin (Trang 90 - 93)

I. SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ

2. Hàng hóa và hai thuộc tính hàng hoá

a) Khái niệm hàng hoá

Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con ngƣời thông qua trao đổi, mua bán.

Hàng hóa là tế bào kinh tế, hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải trong xã hội tƣ bản. Trong hàng hóa chứa đựng quan hệ xã hội là quan hệ giữa ngƣời và ngƣời.

b) Thuộc tính của hàng hóa

Hàng hoá có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị.

- Với tƣ cách là giá trị sử dụng, hàng hóa trƣớc hết là một vật nhờ có những thuộc tính của nó mà thỏa mãn đƣợc một loại nhu cầu nào đó của con ngƣời, không kể nhu cầu đó đƣợc thỏa mãn một cách trực tiếp (nếu vật ấy là một tƣ liệu sinh hoạt), hay gián tiếp (nếu vật ấy là một tƣ liệu sản xuất).

Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hoá là do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định. Do vậy, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.

- Giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của ngƣời sản xuất kết tinh trong hàng hoá, biểu hiện qua giá trị trao đổi. Khi trao đổi sản phẩm cho nhau, những ngƣời sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn giấu trong hàng hoá với nhau. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ giữa những ngƣời sản xuất hàng hoá. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hoá.

- Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhƣng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Ngƣời làm ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa do mình làm ra. Nếu họ có chú ý đến giá trị sử dụng cũng chính là để có đƣợc giá trị. Ngƣợc lại, ngƣời mua hàng hóa lại chỉ chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hóa, nhƣng muốn dùng giá trị sử dụng đó ngƣời mua phải trả giá trị của nó cho ngƣời bán.

2. Tiền tệ

a) Lịch sử ra đời của tiền tệ

Giá trị hàng hóa biểu hiện qua hoạt động trao đổi sản phẩm giữa những ngƣời sản xuất hàng hóa. Trong lịch sử, sự trao đổi hàng hóa đã phát triển các hình thái giá trị sau:

- Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên. Đó là khi ngƣời ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác. Ví dụ: 1 mét vải = 10 kg thóc. Ở đây, giá trị của vải đƣợc biểu hiện ở thóc. Còn thóc là cái đƣợc dùng làm phƣơng tiện để biểu hiện giá trị của vải. Với thuộc tính tự nhiên của mình, thóc trở thành hiện thân giá trị của vải. Sở dĩ nhƣ vậy vì bản thân thóc cũng có giá trị.

- Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng. Đó là khi trao đổi trở nên thƣờng xuyên hơn, một hàng hoá này có thể quan hệ với nhiều hàng hoá khác. Ví dụ: 1 mét vải = 10 kg thóc = 2 con gà…

- Hình thái chung của giá trị. Đó là hình thái mà ngƣời ta phải đi đƣờng vòng, mang hàng hoá của mình đổi lấy thứ hàng hoá đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng, rồi đem hàng hoá đó đổi lấy thứ hàng hoá mình cần. Khi vật trung gian trong trao đổi đƣợc cố định lại ở thứ hàng hoá đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng, thì hàng hoá đóng vai trò là vật ngang giá chung, hình thành hình thái chung của giá trị.

- Hình thái tiền tệ. Khi lực lƣợng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất hàng hoá và thị trƣờng ngày càng mở rộng, thì tình trạng có nhiều hàng hóa là vật ngang giá chung làm cho trao đổi giữa các địa phƣơng gặp những khó khăn. Đòi hỏi khách quan phải hình thành vật ngang giá chung thống nhất. Khi vật ngang giá chung đƣợc cố định lại ở một vật độc tôn và phổ biến thì xuất hiện hình thái tiền tệ của giá trị.

Lúc đầu có nhiều kim loại đóng vai trò tiền tệ, nhƣng về sau đƣợc cố định lại ở kim loại quý: vàng, bạc và cuối cùng là vàng. Sở dĩ bạc và vàng đóng vai trò tiền tệ là do những đặc tính vốn có của nó, nhƣ thuần nhất về chất, dễ chia nhỏ, không hƣ hỏng, một lƣợng và thể tích nhỏ chứa đựng lƣợng giá trị lớn... Tiền tệ xuất hiện là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Khi tiền tệ ra đời thì thế giới hàng hoá đƣợc phân thành hai cực: một bên là các hàng hoá thông thƣờng; một bên là hàng hoá (vàng) đóng vai trò tiền tệ. Đến đây giá trị các hàng hoá đã có một phƣơng tiện biểu hiện thống nhất. Tỷ lệ trao đổi đƣợc cố định lại.

b) Bản chất của tiền tệ

- Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hoá, là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá.

- Tiền tệ là hàng hoá đặc biệt, đƣợc tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hoá khác. Tiền tệ thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những ngƣời sản xuất hàng hoá.

- Bản chất của tiền tệ còn đƣợc thể hiện qua 5 chức năng của nó.

c) Các chức năng của tiền tệ - Thước đo giá trị

Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lƣờng giá trị của các hàng hoá. Muốn đo lƣờng giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thƣớc đo giá trị phải là tiền vàng. Giá trị hàng hoá đƣợc biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.

- Phương tiện lưu thông

Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lƣu thông hàng hoá. Công thức lƣu thông hàng hoá là: H- T - H (hàng hóa -tiền tệ -hàng hóa). Trong trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian.

- Phương tiện cất trữ

Tiền đƣợc rút khỏi lƣu thông đi vào cất trữ, trở thành phƣơng tiện cất trữ. Sở dĩ tiền làm đƣợc chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dƣới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phƣơng tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lƣu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lƣu thông. Nếu sản xuất tăng, lƣợng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ đƣợc đƣa vào lƣu thông. Ngƣợc lại nếu sản xuất giảm, lƣợng hàng hoá ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lƣu thông đi vào cất trữ.

- Phương tiện thanh toán

Làm phƣơng tiện thanh toán, tiền đƣợc dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng, thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt...

- Tiền tệ thế giới

Khi trao đổi hàng hoá vƣợt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng đƣợc dùng làm phƣơng tiện mua bán hàng hoá, phƣơng tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội.

Năm chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hoá quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lƣu thông hàng hoá.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa MácLênin (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)