Cách mạng Tháng Mƣời Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiên trên thế giớ

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa MácLênin (Trang 128 - 129)

IV. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG

1. Cách mạng Tháng Mƣời Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiên trên thế giớ

thực đầu tiên trên thế giới

a) Cách mạng Tháng Mười Nga

- Ngày 7 tháng 11 năm 1917, Đảng Xã hội dân chủ Bônsêvích Nga, đứng đầu là V.I. Lênin đã lãnh đạo quần chúng nhân dân khởi nghĩa, giành toàn bộ chính quyền về tay Xô viết. Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng xã hội chủ nghĩa đã thắng lợi và Nhà nƣớc Xô viết, nhà nƣớc công nông đầu tiên trên thế giới đã ra đời.

- Với sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Mƣời Nga, lịch sử đã mở ra một con đƣờng mới cho sự giải phóng giai cấp công nhân và các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân áp bức. Nó đã mở đầu một thời đại mới trong lịch sử - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tƣ bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

b) Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giới

- Mô hình đầu tiên của chủ nghĩa xã hội ra đời trong bối cảnh hết sức đặc biệt. Từ sau Cách mạng Tháng Mƣời đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nƣớc xã hội chủ nghĩa duy nhất. Điều kiện xây dựng chế độ mới cực kỳ khó khăn và phức tạp. Nền kinh tế vẫn lạc hậu, bị tàn phá nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và bị bao vây cấm vận về kinh tế. Từ năm 1918 đến mùa xuân 1921, để bảo đảm cung cấp lƣơng thực trong điều kiện cực kỳ khan hiếm cho quân đội, cho tiền tuyến, cho công nhân và cho nhân dân thành thị trong, Đảng Cộng sản Nga đã đề ra Chính sách cộng sản thời chiến, tiến hành quốc hữu hoá tài sản, tƣ liệu sản xuất quan trọng nhất của bọn tƣ bản độc

quyền, đại địa chủ và các thế lực chống phá cách mạng khác.

- Đến tháng 3 năm 1921, sau khi nội chiến kết thúc, tại Đại hội X Đảng Cộng sản Nga đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP). Đó là chính sách kinh tế dựa trên việc sử dụng những hình thức kinh tế quá độ của chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc, giúp khắc phục tình trạng suy sụp kinh tế sau chiến tranh và ngăn chặn những nảy sinh tự phát của nền sản xuất hàng hoá nhỏ - mầm mống của sự phục hồi chủ nghĩa tƣ bản. Với ý nghĩa đó, chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc đƣợc coi là một trong những phƣơng thức, phƣơng tiện, con đƣờng có hiệu quả trong việc thúc đẩy xã hội hoá và làm tăng nhanh lực lƣợng sản xuất của chủ nghĩa xã hội. NEP là con đƣờng phát triển ngày càng mạnh mẽ một nền sản xuất hàng hoá quá độ lên chủ nghiã xã hội.

- Sau khi V.I. Lênin qua đời, từ cuối những năm 20 đầu những năm 30 của thế kỷ XX, trƣớc nguy cơ chiến tranh thế giới mới, để giải quyết nhiệm vụ lịch sử công nghiệp hóa nhanh chóng, trong điều kiện bị bao vây cấm vận, Nhà nƣớc Xô viết đã áp dụng cơ chế kế hoạch hoá tập trung cao. Thực tế, Liên Xô đã thành công rực rỡ trong sự nghiệp công nghiệp hoá với thời gian chƣa đầy 20 năm, trong đó quá nửa thời gian là nội chiến, chống chiến tranh can thiệp và khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Trong một điều kiện đặc biệt nhƣ vậy, mặc dù cơ chế kinh tế có những khiếm khuyết, chế độ xã hội mới đã phát huy cao độ tinh thần anh dũng, hy sinh của hàng trăm triệu quần chúng nhân dân, làm nên những kỳ tích trong xây dựng và bảo vệ đất nƣớc, cứu loài ngƣời khỏi họa phát xít.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa MácLênin (Trang 128 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)