Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa MácLênin (Trang 122 - 125)

III. HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA

2. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa

2. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa chủ nghĩa

Dựa trên quan điểm khoa học, C. Mác và Ph. Ăngghen dự báo hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa thành phát triển từ thấp lên cao, từ giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa (chủ nghĩa xã hội) lên xã hội cộng sản chủ nghĩa.

a) Xãhội xã hội chủ nghĩa – chủ nghĩa xã hội

- Xã hội xã hội chủ nghĩa (chủ nghĩa xã hội - giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản) có những đặc trƣng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội xã hội chủ nghĩa là nền đại công nghiệp.

Mỗi chế độ xã hội đều có một cơ sở vật chất - kỹ thuật tƣơng ứng của nó, phản ánh trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của nó. Công cụ thủ công là đặc trƣng cho cơ sở vật chất - kỹ thuật của các xã hội tiền tƣ bản chủ nghĩa. Nền đại công nghiệp cơ khí là cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa tƣ bản. Chủ nghĩa

xã hội nảy sinh với tính cách là một chế độ xã hội phủ định chế độ tƣ bản chủ

nghĩa, do vậy cơ sở vật chất - kỹ thuật của nó phải là nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao hơn so với trình độ của xã hội tƣ bản chủ nghĩa.

Thứ hai, chủ nghĩa xã hội xoá bỏ chế độ tƣ hữu tƣ bản chủ nghĩa, thiết

lập chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất. Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng

Cộng sản, C. Mác và Ph. Ăngghen có nhận định rằng: sau khi giành đƣợc chính quyền nhà nƣớc, "giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bƣớc một đoạt lấy toàn bộ tƣ bản trong tay giai cấp tƣ sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nƣớc để phục vụ cho toàn xã

hội"40. Ngƣời lao động làm chủ các tƣ liệu sản xuất của xã hội, do đó không còn

tình trạng ngƣời bóc lột ngƣời.

Thứ ba, xã hội xã hội chủ nghĩa là chế độ xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới, dựa trên tinh thần tự giác của nhân dân, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và quản lý thống nhất của nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư, xã hội xã hội chủ nghĩa là chế độ xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, coi đó là nguyên tắc cơ bản nhất.

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tuy sản xuất đã phát triển, nhƣng vẫn còn có những hạn chế nhất định, vì vậy thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là tất yếu. Mỗi ngƣời lao động sẽ nhận đƣợc từ xã hội một số lƣợng sản phẩm tiêu dùng có giá trị tƣơng đƣơng với số lƣợng, chất lƣợng, hiệu quả lao động mà họ đã tạo ra cho xã hội, sau khi đã trừ đi một số khoản đóng góp chung. Ngoài phƣơng thức phân phối theo lao động là phƣơng thức cơ bản nhất, ngƣời lao động còn đƣợc phân phối theo phúc lợi xã hội. Đó là những công trình phúc lợi, dịch vụ công cộng phục vụ cho mọi ngƣời trong xã hội.

Thứ năm, xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội trong đó nhà nƣớc mang bản chất giai cấp công nhân, có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc.

- Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân vì nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa là cơ quan quyền lực tập trung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

- Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa mang tính nhân dân rộng rãi, vì tập hợp đại biểu các tầng lớp nhân dân, nhằm bảo vệ những lợi ích chính đáng của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia ngày càng nhiều vào công việc của nhà nƣớc với tinh thần tự giác, tự quản. Đó là nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân và vì lợi ích của nhân dân.

- Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa mang tính dân tộc sâu sắc. Giai cấp công nhân là ngƣời đại diện chân chính cho dân tộc, có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của dân tộc. Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa phải đoàn kết đƣợc các dân tộc, tạo nên sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc cả trên cơ sở pháp lý và trong thực tiễn cuộc sống, đấu tranh bảo vệ những lợi ích chân chính của dân tộc, không ngừng phát huy những giá trị của dân tộc, nâng chúng lên ngang tầm với yêu cầu của thời đại.

Thứ sáu, xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội đã thực hiện đƣợc sự giải phóng con ngƣời khỏi ách áp bức, bóc lột; thực hiện bình đẳng xã hội, tạo điều kiện cho con ngƣời phát triển toàn diện.

Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con ngƣời khỏi sự bóc lột về kinh tế, nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con ngƣời phát triển toàn diện. Xã hội xã hội chủ nghĩa đã xoá bỏ đối kháng giai cấp, thực hiện đƣợc công bằng, bình đẳng xã hội, trƣớc hết là bình đẳng về địa vị xã hội của con ngƣời. Tuy nhiên, do giới hạn phát triển của những điều kiện khách quan, sự

bình đẳng trong chủ nghĩa xã hội vẫn chƣa đạt tới mức hoàn thiện nhƣ trong giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa.

b) Giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa – chủ nghĩa cộng sản.

Trên cơ sở nghiên cứu quá trình phát triển lực lƣợng sản xuất của xã hội loài ngƣời, C.Mác đã có những dự báo chung nhất về xã hội cộng sản chủ nghĩa, giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản.

Về mặt kinh tế. Lực lƣợng sản xuất phát triển vô cùng mạnh mẽ, của cải xã hội đã trở nên dồi dào, ý thức con ngƣời đƣợc nâng lên, khoa học phát triển, lao động của con ngƣời đƣợc giảm nhẹ, lúc đó nhân loại có thể thực hiện đƣợc nguyên tắc "làm theo năng lực hƣởng theo nhu cầu.”

Về mặt xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, con ngƣời có điều kiện phát triển năng lực, nâng cao tri thức, không còn có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Một nền dân chủ thực sự hoàn bị, thật sự không hạn chế đƣợc thực hiện.

- Đến giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa, nhà nƣớc trở thành không cần thiết, nó tự tiêu vong. Sự tiêu vong của nhà nƣớc là một quá trình. Theo V.I. Lênin, cần “nhấn mạnh vào tính chất lâu dài của quá trình ấy, sự phụ

thuộc của quá trình ấy vào tốc độ phát triển của giai đoạn cao của chủ nghĩa

cộng sản"41

.

Nhƣ vậy, tới giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, con ngƣời sẽ đƣợc giải phóng hoàn toàn và đƣợc phát triển một cách thực sự toàn diện. Khi đó, nhân loại có thể chuyển từ "vƣơng quốc của tất yếu sang vƣơng quốc của tự do”, có điều kiện phát triển toàn diện năng lực, mang hết tài năng và trí tuệ cống hiến cho xã hội.

- Qua phân tích của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin về giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa đã cho thấy:

Một là, chỉ có thể đạt tới giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa khi trong thực tế khách quan của sự phát triển xã hội đã có đƣợc những điều kiện, tiền đề phù hợp. Mọi ý muốn chủ quan muốn thực hiện ngay những nguyên tắc của giai đoạn cao trong khi chƣa có những điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tƣơng ứng sẽ mắc phải sai lầm chủ quan duy ý chí và nhất định sẽ thất bại.

Hai là, sự xuất hiện giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là một quá trình lâu dài, qua sự phát triển không ngừng, mạnh mẽ lực lƣợng sản xuất; phát triển xã hội về mọi mặt, nâng cao tinh thần tự giác của con ngƣời. Nếu không có các quá trình này không thể xuất hiện đƣợc giai đoạn đó.

Ba là, quá trình xuất hiện giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ở các nƣớc khác nhau diễn ra với những quá trình khác nhau, tuỳ thuộc vào sự nỗ lực phấn đấu về mọi phƣơng diện.

Bốn là, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã dự báo và luận giải về sự ra đời, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa trên cơ sở phân tích quy luật phát triển khách quan của xã hội. Thế nhƣng, lịch sử phát triển của xã hội luôn luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, tạo nên tính phong phú đa dạng trong sự phát triển của mỗi cộng đồng ngƣời. Tiến trình đó không bao giờ là con đƣờng thẳng, mà trải qua những bƣớc thăng trầm theo biện chứng của quá trình phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa MácLênin (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)