Sự chuyển hóa tiền tệ thành tƣ bản

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa MácLênin (Trang 95 - 97)

II. SẢN XUẤT HÀNG HÓA TƢ BẢN CHỦ NGHĨ A HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƢ

1. Sự chuyển hóa tiền tệ thành tƣ bản

a) Mâu thuẫn trong công thức lưu thông của tư bản

- Trong lƣu thông hàng hóa giản đơn, tiền đƣợc coi là tiền thông thƣờng, vận động theo công thức: H - T - H (hàng - tiền - hàng). Ở đây tiền tệ chỉ là phƣơng tiện để đạt tới một mục đích bên ngoài lƣu thông. Hình thức lƣu thông hàng hóa này thích hợp với nền sản xuất nhỏ của những ngƣời thợ thủ công và nông dân.

- Trong lƣu thông của tƣ bản, tiền đƣợc coi là tƣ bản, vận động theo công thức: T - H - T (tiền - hàng - tiền). Đó là sự chuyển hoá của tiền thành hàng hoá, rồi hàng hoá lại chuyển hoá ngƣợc lại thành tiền. Ở đây, tiền là sản vật cuối cùng của lƣu thông hàng hoá, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tƣ bản.

- So sánh công thức lƣu thông hàng hoá giản đơn H - T - H và công thức lƣu thông của tƣ bản T - H - T, chúng ta thấy chúng có những điểm giống nhau: đều do hai giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành; trong mỗi giai đoạn đều có hai nhân tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng, và quan hệ kinh tế với nhau là ngƣời mua và ngƣời bán.

Nhƣng đó chỉ là những điểm giống nhau về hình thức còn khác nhau về bản chất. Mục đích của lƣu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu, nên các hàng hoá trao đổi phải có giá trị sử dụng khác nhau. Còn mục đích của lƣu thông tƣ bản không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm. Số tiền trội hơn so với số tiền đã ứng ra (T) là giá trị thặng dƣ. Vì mục đích đạt ứng tiền ra để thu đƣợc giá trị lớn hơn so với giá trị ban đầu, nên số tiền ứng ra ban đầu đã chuyển hoá thành tƣ bản.

Tƣ bản là giá trị mang lại giá trị thặng dƣ. Mục đích lƣu thông tƣ bản là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dƣ, nên sự vận động của tƣ bản là không ngừng, không có giới hạn.

- Theo quy luật giá trị, trong công thức lƣu thông của tƣ bản đã xuất hiện mâu thuẫn.

Trong lƣu thông, dù ngƣời ta trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì cũng không tạo ra giá trị mới, do đó cũng không tạo ra giá trị thặng dƣ. Trƣờng hợp trao đổi ngang giá thì tổng giá trị cũng nhƣ phần giá trị nằm trong tay mỗi bên tham gia trao đổi trƣớc sau vẫn không thay đổi. Trƣờng hợp trao đổi không ngang giá, khi bán hàng hóa cao hơn giá trị, thì khi mua sẽ phải mua hàng cao hơn giá trị và ngƣợc lại. Tổng giá trị xã hội không đổi. Lƣu thông đã không đẻ ra giá trị mới. Vậy giá trị thặng dƣ có thể đẻ ra ở đâu ? Đó chính là mâu thuẫn chứa đựng trong công thức lƣu thông của tƣ bản.

Giải quyết bí mật của mâu thuẫn trên sẽ làm rõ bản chất của giá trị thặng dƣ tƣ bản chủ nghĩa.

c) Đặc điểm của hàng hoá sức lao động

- Sự biến đổi lƣợng giá trị của số tiền chuyển hoá thành tƣ bản không thể xảy ra trong bản thân số tiền ấy, mà chỉ có thể xảy ra từ hàng hoá đƣợc mua vào (T-H). Hàng hoá đó phải là một hàng hoá đặc biệt, mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Thứ hàng hoá đó là sức lao động mà nhà tƣ bản đã tìm thấy trên thị trƣờng.

- Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực ở trong cơ thể một con ngƣời, đƣợc con ngƣời làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích. Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất.

- Sức lao động tồn tại trong mọi điều kiện xã hội, nhƣng nó chỉ có thể trở thành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử nhất định sau đây:

Thứ nhất, ngƣời có sức lao động phải đƣợc tự do về thân thể, làm chủ đƣợc sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình nhƣ một hàng hóa.

Thứ hai, ngƣời có sức lao động không có tƣ liệu sản xuất và tƣ liệu sinh hoạt, họ là "ngƣời vô sản". Để tồn tại họ buộc phải bán sức lao động của mình để sống.

- Cũng nhƣ các hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng.

Giá trị hàng hoá sức lao động là giá trị những tƣ liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản

thân ngƣời công nhân; phí tổn đào tạo ngƣời công nhân và giá trị những tƣ liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái ngƣời công nhân để "tái sản xuất ra ngƣời công nhân thế hệ sau".

Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động, thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của ngƣời công nhân. Nhƣng quá trình "tiêu dùng" hàng hoá sức lao động khác với quá trình tiêu dùng hàng hoá thông thƣờng ở chỗ: hàng hoá thông thƣờng sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời gian. Trái lại, quá trình tiêu dùng hàng hoá sức lao động, do nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, vừa là quá trình sản xuất ra một loại hàng hoá nào đó, vừa là quá trình tạo ra một giá trị mới.

Nhƣ vậy, giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt, có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đó là chìa khoá để giải thích mâu thuẫn của công thức lƣu thông chung của tƣ bản. Chính đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tƣ bản.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa MácLênin (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)