Điều kiện thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu 153 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý vốn lưu ĐỘNGTẠI CÔNG TY cổ PHẦN THAN đèo NAI (Trang 96)

3.3.1. Về phía Nhà nước.

Doanh nghiệp là một thực thể trong nền kinh tế phải hoạt động theo pháp luật của Nhà nước, do đó hiệu quả tổ chức VỐN LƯU ĐỘNG của Công ty không chỉ phụ thuộc vào chất lượng công tác của Công ty mà còn chịu ảnh hưởng bởi chính sách vĩ mô của Nhà nước. Bởi vậy, ngoài những giải pháp hỗ trợ giúp Công ty tổ chức và sử dụng VỐN LƯU ĐỘNG một cách hiệu quả. Xuất phát từ thực tế của Công ty Cổ phần Than Đèo Nai em xin đưa ra một số kiến nghị sau:

+ Nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình cho từng ngành hàng để công ty có cơ sở chính xác cho việc đánh giá vị thế của mình, tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu để từ đó có biện pháp thích hợp.

+ Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, giảm bớt những thủ tục rườm rà không đáng có trong việc xin giấy phép đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Bộ Tài chính cần có chính sách hoàn thuế kịp thời, trả vốn kinh doanh cho các khoản phải thu của các doanh nghiệp. Về thuế giá trị gia tăng được khấu trừ: tuy chiếm tỷ trọng không cao trong các khoản phải thu của công ty nhưng nếu không được hoàn thuế kịp thời thì gây ra sự lãng phí trong khi công ty phải đi vay từ bên ngoài với lãi suất cao.

+ Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển trị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa đầu tư cũng như lựa chọn phương pháp huy động vốn. Với một thị trường tiền tệ phát triển, các công ty có thể đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và đồng thời dễ dàng huy động vốn khi cần thiết. Một thị trường tài chính hoàn chỉnh còn giúp doanh nghiệp có thể thực hiện quản lý tài chính tốt hơn như quản lý tiền và quản lý rủi ro.

+ Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, nghiên cứu điều chỉnh bổ sung và ban hành mới hệ thống văn bản pháp luật, chế độ chính sách về giá cả, tài chính, chính sách thuế, tín dụng,…trong đó các quy chế tài chính phải có sự ổn định. Vì các quy chế tài chính là nền tảng để các doanh nghiệp vận dụng xây dựng chính sách quản lý tài chính cho doanh nghiệp mình.

3.3.2. Về phía Công ty.

Với những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác quản trị vốn lưu động đã nêu thì về phía Công ty cũng phải có sự hoàn thiện về mặt tổ chức quản lý nhằm tạo điều kiện thực hiện được những giải pháp trên.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty thực hiện các giải pháp trên, các giải pháp cần được hỗ trợ thực hiện từ phía Nhà nước, Tập Đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam và Công ty là:

+ Đối với Nhà nước

- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

- Khuyến khích phát triển loại hình công ty cổ phần với các chính sách hỗ trợ như thuế, lãi suất, đầu tư ...

- Nâng cao trình độ quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp đặc biệt là quản lý vốn. Hoàn thiện hệ thống thông tin tài chính, đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch của các thông tin.

+ Đối với Tập Đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam

- Để tăng tính chủ động trong việc lập kế hoạch và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh Tập Đoàn cần có sự phân cấp mạnh hơn cho các đơn vị thành viên trong công tác quản lý huy động và sử dụng vốn nhằm phát huy tính sáng tạo và tự chủ của các đơn vị thành viên.

- Bảo lãnh cho Công ty các khoản vay để thực hiện các dự án đầu tư lớn. - Hỗ trợ về nguồn nhân lực trong sản xuất cũng như tạo cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ, công nhân viên có trình độ chuyên môn, tay nghề cao làm việc ở các dự án vùng xa.

- Có cơ chế, chính sách hỗ trợ Công ty về việc đào tạo nâng cao trình độ cũng như sắp xếp lại lao động cho cán bộ công nhân Công ty trong quá trình sản xuất để đạt hiệu quả cao.

+ Đối với Công ty cổ phần than Đèo Nai - Vinacomin

- Chủ động xây dựng quy chế về quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, đầu tư mua sắm một cách chặt chẽ và thống nhất.

- Nâng cao tính chủ động trong công tác lập kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn.

- Tăng cường đầu tư vào yếu tố con người, bố trí bộ phận tài chính chuyên trách theo dõi, phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất lãnh đạo giải quyết kịp thời.

KẾT LUẬN

Trên đây là thực tế về tình hình quản trị Vốn lưu động ở Công ty Cổ phần Than Đèo Nai và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động mà em mạnh dạn đề xuất.

Quản trị VỐN LƯU ĐỘNG là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đây đã và đang là vấn đề mang tính cấp bách, có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Thực tế trong những năm vừa qua, Công ty Cổ phần Than Đèo Nai đã có nhiều cố gắng, tích cực vươn lên trong sản xuất kinh doanh và đã đem lại hiệu quả đáng kích lệ. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được Công ty vẫn còn có một số hạn chế trong vấn đề sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng. Từ đó đòi hỏi Công ty phải cố gắng nhiều hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình nhất là trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động.

Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Than Đèo Nai, được sự giúp đỡ nhiệt tình của Cô giáo hướng dẫn Ban lãnh đạo cùng các cán bộ phòng Tài chính - Kế toán của công ty. Với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, từ việc nghiên cứu những lý luận chung và tình hình thực tế của Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp để Công ty xem xét nghiên cứu nhằm góp phần vào việc quản trị VỐN LƯU ĐỘNG của Công ty.

Do trình độ trình độ và thời gian có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cán bộ phòng kế toán tài chính Công ty Cổ phần Than Đèo Nai để luận văn được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn cùng các cán bộ phòng Tài chính - Kế toán của Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hà nội, ngày tháng năm 2021 Sinh viên

1. TS. Bùi Văn Vần; TS. Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình Tài chính

doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

2. GS,TS. Ngô Thế Chi; PGS,TS. Nguyễn Trọng Cơ (2015), Giáo trình

Phân tích Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

3. Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Than Đèo Nai năm 2018, 2019, 2020

Một phần của tài liệu 153 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý vốn lưu ĐỘNGTẠI CÔNG TY cổ PHẦN THAN đèo NAI (Trang 96)