Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị vốn lưu động của DN

Một phần của tài liệu 153 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý vốn lưu ĐỘNGTẠI CÔNG TY cổ PHẦN THAN đèo NAI (Trang 37 - 45)

1.2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động:

Vốn lưu động thuần (NWC) là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, đo lường khả năng thanh khoản của doanh nghiệp và được tính từ bảng cân đối kế toán.

NWC = Tài sản ngắn hạn – NPT ngắn hạn = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn

Với một doanh nghiệp hoạt động lành mạnh thì thường có NWC lớn hơn 0 hay tương ứng với khả năng thanh toán hiện hành lớn hơn 1. Ngược lại, NWC âm thể hiện doanh nghiệp đã sử dụng một phần nợ ngắn hạn để tài trợ cho TÀI SẢN DÀI HẠN, điều này thể hiện sự mất cân đối tài chính trong quản trị vốn của doanh nghiệp.

1.2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh tình hình phân bổ Vốn lưu động

Các chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng từng thành phần cấu thành trong tổng số VỐN LƯU ĐỘNG của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Tỷ trọng tiền và các khoản = 0 tương đương tiền

- Tỷ trọng khối lượng hàng tồn kho: Tỷ trọng hàng tồn kho = - Tỷ trọng khối lượng các khoản phải thu:

Tỷ trọng khoản phải thu =

- Tỷ trọng khối lượng khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:

Tỷ trọng đầu tư tài chính ngắn hạn = Trị giá các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn/ Tổng VỐN LƯU ĐỘNG *100

- Tỷ trọng khối lượng các bộ phận khác của VỐN LƯU ĐỘNG:

Tỷ trọng VỐN LƯU ĐỘNG khác =

Tại các doanh nghiệp khác nhau mà tỷ trọng các bộ phận cấu thành trên tổng VỐN LƯU ĐỘNG cũng khác nhau. Các chỉ tiêu về tình hình phân bổ VỐN LƯU ĐỘNG phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, chính sách tài chính mà từng doanh nghiệp theo đuổi và một số yếu tố khác.

Tình hình quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu: Tiền và tương đương tiền trên Thuyết minh BCTC, các chỉ tiêu khả năng thanh toán.

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời : là tỷ lệ giữa tài sản lưu động với Tổng nợ ngắn hạn. Hệ số này phản ảnh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn cho ta biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tùy ngành nghề kinh doanh mà hệ số này có giá trị khác nhau. Nói chung, hệ số này lớn hơn 1 là tốt song không phải càng lớn càng tốt. Vì khi đó, vốn của doanh nghiệp rất có thể bị ứ đọng trong TÀI SẢN LƯU ĐỘNG dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh… Mặt khác, cũng cần phân tích chi tiết các loại tài sản trong TÀI SẢN LƯU ĐỘNG vì giả sử hệ số thanh toán nợ ngắn hạn lớn hơn một nhưng sản phẩm của doanh nghiệp không tiêu thụ được và chiếm tỷ trọng lớn trong TÀI SẢN LƯU ĐỘNG thì doanh nghiệp có thể vẫn không thể thanh toán được các khoản nợ đến hạn trong kỳ.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh là tỷ lệ giữa hiệu Tổng tài sản lưu động và Hàng tồn kho với Tổng nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho) / Tổng nợ ngắn hạn

Ý nghĩa: Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng trả nợ

nhanh của doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào việc phải bán các loại vật tư, hàng hóa. So với hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thì hệ số

khả năng thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn khắt khe hơn về khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chỉ tiêu này chưa phản ánh một cách chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TÀI SẢN LƯU ĐỘNG. Khi đó, ta cần phân tích thêm khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền / Tổng nợ ngắn hạn

Ý nghĩa: Hệ số khả năng thanh toán tức thời phản ảnh khả năng thanh toán gần như tức thời các khoản nợ. Trong đó, tiền bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn (dưới 3 tháng) có thể chuyển đổi thành tiền bất kỳ lúc nào như: Chứng khoán ngắn hạn, thương phiếu. Tuy nhiên, hệ số này quá cao sẽ không tốt vì có thể khi đó, doanh nghiệp dự trữ quá nhiều tiền mặt, gây ứ đọng vốn.

- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = EBIT/ lãi vay phải trả trong kỳ

Ý nghĩa: Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do

sử dụng vốn có đủ để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ hay không. Nguồn để trả lãi vay chính là lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT).

1.2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh quản trị Nợ phải thu:

+ Số vòng quay các khoản phải thu: là tỷ lệ giữa doanh thu bán hàng (có thuế) và số dư bình quân các khoản phải thu :

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ / các khoản phải thu bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. So sánh giữa các năm để thấy được sự biến động của chỉ tiêu, thấy được doanh nghiệp có quản lý tốt các khoản phải thu không.

Từ đó, đưa ra các chính sách bán chịu đối với khách hàng sao cho doanh nghiệp vẫn bán được hàng mà lại không bị chiếm dụng vốn nhiều…

+ Kỳ thu tiền bình quân : là tỷ lệ giữa số ngày trong kì (360 ngày, 180 ngày, 90 ngày) và số vòng quay các khoản phải thu.

Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong kỳ (360 ngày) / số vòng quay các khoản phải thu

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của DN kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Khi kỳ thu tiền quá dài so với các DN trong ngành thì dễ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi.

1.2.3.5. Các chỉ tiêu phản ánh quản trị Hàng tồn kho:

+ Số vòng quay Hàng tồn kho = tỷ lệ giữa Tổng giá vốn hàng bán / số Hàng tồn kho bình quân trong kỳ.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong 1 kỳ. Số vòng quay cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh. Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho cao so với doanh nghiệp cùng ngành thì việc quản lý dự trữ của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng VỐN LƯU ĐỘNG. Ngược lại, số vòng quay hàng tồn kho thấp, doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức, dẫn tới ứ đọng VỐN LƯU ĐỘNG.

+ Kỳ luân chuyển trung bình hàng tồn kho = Số ngày trong kỳ (360 ngày) / số vòng quay hàng tồn kho.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết số ngày luân chuyển trung bình của một vòng quay Hàng tồn kho.

1.2.3.6. Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất và hiệu quả sử dụng Vốn lưu động:

Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VỐN LƯU ĐỘNG, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây:

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động phản ánh mức độ luận chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được thể hiện bằng hai chỉ tiêu:

+ Số lần luân chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Để đơn giản, tổng mức luân chuyển VỐN LƯU ĐỘNG thường được xác đinh bằng doanh thu thuần trong kỳ. Số VỐN LƯU ĐỘNG bình quân được xác định theo phương pháp bình quân số học. Công thức: M L = Vốn lưu động Trong đó:

L : Là số lần luân chuyển vốn lưu động trong kỳ.

M: Là tổng mức luân chuyển vốn lưu động (doanh thu thuần). Vốn lưu động: Vốn lưu động bình quân trong kỳ.

+ Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu phản ánh một vòng quay vốn lưu động cần bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh và ngược lại.

Công thức: 360 360 K = hay K = Vốn lưu động x L M Trong đó:

K: Là kỳ luân chuyển vốn lưu động. N: Số ngày trong kỳ.

Vòng quay vốn lưu động nhanh thì kỳ luân chuyển vốn lưu động được rút ngắn và ngược lại.

b. Mức tiết kiệm vốn lưu động

Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số VỐN LƯU ĐỘNG tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VỐN LƯU ĐỘNG. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VỐN LƯU ĐỘNG để dùng cho các hoạt động khác nên doanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số VỐN LƯU ĐỘNG để dùng cho các hoạt động khác.

Có thể hiểu là, do tăng tốc độ luân chuyển vốn, doanh nghiệp có thể đạt được quy mô như cũ nhưng có thể tiết kiệm được một lượng vốn lưu động. Hay vẫn với số vốn lưu động như trước nhưng do tăng tốc độ luân chuyển vốn, doanh nghiệp đạt được quy mô cao hơn, hoặc do tăng tốc độ luân chuyển vốn, doanh nghiệp phải tăng một lượng vốn lưu động không đáng kể nhưng quy mô tăng lên nhiều.

Công thức: M1 M1 M1 Mtk = x (1 ± t%) hay Ktk = x 360 L1 L0 Trong đó:

Vtk : Vốn lưu động tiết kiệm.

K0, K1: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo và năm kế hoạch L0, L1: Số lần luân chuyển vốn năm báo cáo và năm kế hoạch

M1 : Tổng mức luân chuyển năm kế hoạch (doanh thu thuần )

c. Hàm lượng vốn lưu động (mức đảm nhận vốn lưu động)

Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chi tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

VỐN LƯU ĐỘNG bình quân trong kỳ Hàm lượng VỐN LƯU ĐỘNG =

d. Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế ở tỏng kỳ. Chỉ tiêu này là thức đo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.

Công thức:

Lợi nhuận trước (hoặc sau thuế) hoạt động sản xuất kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận VỐN LƯU ĐỘNG =

VỐN LƯU ĐỘNG bình quân trong kỳ

Một phần của tài liệu 153 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN lý vốn lưu ĐỘNGTẠI CÔNG TY cổ PHẦN THAN đèo NAI (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w