Tiền mặt của Công ty Cổ phần Than Đèo Nai bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.
- Các khoản tiền mặt tại quỹ nhằm phục vụ cho việc chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, thanh toán đột xuất khi cần thiết.
- Tiền gửi ngân hàng của Công ty là những khoản tiền khách hàng trả tiền hàng qua chuyển khoản và những khoản tiền phục vụ cho mục đích nhập khẩu NVL đầu vào.
- Khoản tương đương tiền là phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi không quá 3 tháng kể từ ngày đầu tư có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền tại thời điểm báo cáo.
Mức dự trữ tiền mặt hợp lý là nhân tố quan trọng nó quyết định đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng thanh toán của Công ty trước hết ta đi xem xét về cơ cấu, sự biến động của vốn bằng tiền thông qua Bảng cơ cấu vốn bằng tiền của Công ty.
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn bằng tiền của Công ty năm 2019, 2020
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu 31/12/2020 trọng Tỷ 01/01/2020 trọngTỷ Chênh lệch Tỷ lệ
Tiền mặt 73,882,607 2.19% 4,177,468 0.12% 69,705,139 1668.6% Tiền gửi ngân hàng 3,297,636,692 97.81% 3,418,057,647 99.88% (120,420,955) -3.5%
Các khoản tương đương tiền
Vốn bằng tiền tại thời điểm cuối năm là 3.371.519.299 đồng và giảm 50.715.816 đồng tương đương 1,5% so với đầu năm. Tỷ trọng vốn bằng tiền của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, trong đó:
Tiền mặt tại quỹ cuối năm là 73.882.607 đồng chiếm tỷ trọng 2,19% trong vốn bằng tiền, so với đầu năm tăng 1668,6%%.
Tiền gửi ngân hàng cuối năm là 3.297.636.692 đồng chiếm tỷ trọng 97,81% trong vốn bằng tiền, giảm 3,5% so với đầu năm.
Các khoản tương đương tiền không có phát sinh.
Trong cơ cấu của vốn bằng tiền thì tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều này cho thấy toàn bộ các giao dịch của công ty đều phát sinh thông qua tiền gửi ngân hàng, ít các giao dịch sử dụng tiền mặt.
So sánh giữa đầu năm và cuối năm thì tỷ trọng của tiền mặt tăng nhẹ và tiền gửi ngân hàng cũng giảm nhẹ, đây là một tính toán hợp lý, vừa đảm bảo an toàn trong thanh toán, vừa đem lại cho Công ty một khoản thu nhập do hưởng lãi suất tiền gửi và còn tạo được mối quan hệ tốt với các ngân hàng trong quá trình hoạt động của Công ty.
Tuy nhiên qua những phân tích ở trên về sự biến động của vốn bằng tiền thì điểm hợp lý ở đây là khi doanh thu tăng thì vốn bằng tiền của Công ty cũng tăng chứng tỏ khả năng thu hồi vốn của Công ty rất tốt. Trong điều kiện hiện tại của mình khi quy mô kinh doanh được mở rộng thì đòi hỏi phải có một lượng tiền lớn để sẵn sàng đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu tăng lên.
Để có những đánh giá và nhận xét sâu sắc hơn về tính hợp lý và an toàn của việc quản lý vốn bằng tiền thì cần phải đi phân tích về khả năng thanh toán của Công ty thông qua
Bảng 2.6: Hệ số khả năng thanh toán của Công ty năm 2020
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 chênh lệch Tỷ lệ
Hệ số khả năng thanh toán
tổng quát (lần) 1.3995 1.3586 0.0409 3.01%
Hệ số khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn (lần) 1.0348 0.9783 0.0565 5.77%
Hệ số khả năng thanh toán
nhanh (lần) 0.5988 0.5938 0.3556 59.88%
Qua bảng phân tích ta thấy, Hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2020 là 1,3995 và năm 2019 là 1,3586 tăng 0,0409 lần tương ứng giảm 3,01%. Hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ tổng tài sản của Công ty đủ khả năng chi trả các khoản nợ khi đến hạn. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2020 là 1,0348 tăng 0,0565 lần so với đầu năm tương ứng 5,77%. Hệ số khả năng thanh toán nhanh cuối năm so với đầu năm tăng 0,3556 lần tương ứng 59,88%, cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tiền và tương đương tiền của công ty đang có xu hướng tăng, lượng tiền tích trữ ngày càng lớn.
Nhìn chung, khả năng thanh toán của Công ty lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ khi đến hạn là rất tốt. Điều này ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng sự uy tín của công ty đối với phía ngân hàng trong hoạt động thẩm định cho vay vốn và việc quyết định về lãi suất cho vay của ngân hàng.