Trong nền kinh tế thị trường, để sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, các công ty khác nhau thường áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hút được nhiều khách hàng. Một trong các biện pháp được áp dụng phổ biến nhất là cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng, dưới dạng cho khách hàng mua chịu. Việc cho khách hàng mua chịu vừa là một cách đẩy nhanh nhanh hàng hóa ra thị trường, vừa là
cách để giữ và thu hút người mua tìm đến với sản phẩm của doanh nghiệp. Trong quan hệ thương mại, một công ty có thể vừa là nhà cung cấp vừa là khách hàng của các công ty khác. Vì vậy luôn luôn tồn tại việc chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp và trong mỗi doanh nghiệp luôn có các khoản nợ phải thu.
Bảng 2.7: Cơ cấu và sự biến động của các khoản phải thu Chỉ tiêu 31/12/2020 Tỷ trọng 01/01/2020 Tỷ trọng Chênh lệch (đồng) (%) (đồng) (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%)
Phải thu ngắn hạn của khách hàng
196,058,560,614 83.66%
370,787,810,649 95.95% (174,729,250,035) -47.12% Trả trước cho người bán
ngắn hạn
8,937,713,752 3.81%
2,924,350,000 0.76% 6,013,363,752 205.63% Phải thu nội bộ ngắn hạn
28,634,152,072 12.22% 7,583,573,634 1.96% 21,050,578,438 277.58% Phải thu ngắn hạn khác 707,324,261 0.30% 5,145,316,384 1.33% (4,437,992,123) -86.25%
Qua bảng ta thấy các khoản phải thu cuối năm 2020 là 234.337.750.699 đồng giảm 152.103.299.968 đồng so với đầu năm 2020 tương ứng 39,36% Để biết nguyên nhân sự biến động của các khoản phải thu ta đi xem xét tới sự biến động từng thành phần của nó.
Phải thu của khách hàng: Số đầu năm 2020 là 370.787.810.649 đồng, chiếm tỷ trọng 95,95% trong tổng nợ phải thu; đến cuối năm 2020 là 196.058.560.614 đồng, chiếm tỷ trọng 83,66%. Như vậy sau một năm, số vốn công ty bị khách hàng chiếm dụng đã giảm xuống 174.729.250.035 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 47,12%, khoản bị chiếm dụng giảm là một dấu hiệu tốt đối với công ty. Để có kết luận chính xác hơn ta cần xem xét nó trong mối quan hệ với doanh thu và thực tế hoạt động kinh doanh của công ty. Trong năm, công ty đã tăng được doanh thu từ việc gia tăng bán hàng và cung cấp dịch vụ, khoản phải thu tăng là phù hợp cũng là một phần chính sách tín dụng của đơn vị nhằm thúc đẩy bán hàng, tuy nhiên cần xem xét kỹ các đối tượng cho nợ để tránh trường hợp không thu được nợ khi đến hạn.
Khoản trả trước cho người bán: So sánh 2 thời điểm cuối năm 2020 và 2019, các khoản trả trước cho người bán đã tăng 6.013.363.752 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 205,63%. Tỷ trọng thì khoản trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu các khoản phải thu, năm 2020 chiếm 3,81% và năm 2019 chiếm 0,76%. Về bản chất ta thấy khoản vốn này công ty bị chiếm dụng không vận động, không sinh lời, mặc dù đó là yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nó cũng hạn chế phần nào hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Cho nên, Công ty đã quản lý rất tốt khoản mục này, hạn chế bị chiếm dụng vốn trong quá trình mua hàng.
Các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn: Ở thời điểm đầu năm 2020 là 7.583.573.634 đồng đến thời điểm cuối năm là 28.634.152.072 đồng tăng 21.050.578.438 đồng tương ứng 277,58%. Tỷ trọng các khoản phải thu nội bộ
ngắn hạn cuối năm 2020 là 12,22% tăng 277,58% so với năm 2019Phải thu ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng các khoản phải thu và có chiều hướng giảm. Nếu như năm 2019 là 5.145.316.384 đồng chiếm 1,33% thì sang năm 2020 giảm xuống 707.324.261 đồng, chỉ chiếm 0,3%, giảm 4.437.992.123 đồng tức 86,25%. Như vậy Công ty đã thúc đẩy thu nợ của các khoản phải thu khác như tạm ứng cho nhân viên, giảm tối đa vốn bị chiếm dụng ở các khoản để sử dụng tiền vào hoạt động khác của Công ty tương tự như giảm khoản trả trước cho người bán.